Thu Nhập Cao Từ Nuôi Cá Giống Kết Hợp Với Ba Ba

2 năm gần đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Vinh - chuyên làm cá giống ở xóm 7, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên) đã tận dụng mặt nước thả thêm ba ba, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.
Chúng tôi nhà anh Vinh đúng lúc anh đang cho đàn ba ba ăn. Nhìn những con ba ba bơi lội tung tăng, ngoi đầu lên mặt nước lô nhô đớp mồi thật thích mắt. Thấy chúng tôi rút máy ảnh chụp, anh Vinh bảo: Hôm nay trời hơi lạnh, lại có mưa nhỏ nên ba ba nổi không nhiều, vào ngày nắng mà thả thức ăn xuống như thế này thì chúng nổi kín mặt ao, ăn no chúng bò lên bờ nằm phơi nắng. Đàn ba ba này đã được 2 năm tuổi, đã bắt đầu cho xuất bán...
Anh Vinh vốn làm nghề nuôi cá giống đã nhiều năm ở Phú Xuyên, mỗi năm anh làm 4 lứa cá, xuất bán trên 4 tấn cá giống, cung cấp cho các xã lân cận thuộc huyện Đại Từ. Lãi từ cá, anh dành một phần xây ao chuôm kiên cố, phục vụ chăn thả lâu dài. Hiện nay, anh có gần 2 mẫu ao, chia làm 4 khoanh để nuôi cá. Sẵn có mặt nước, năm 2010, anh đưa thêm con ba ba vào nuôi theo hướng dẫn và hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ với quy mô 1.500 con. Tham gia mô hình này, anh Vinh được hỗ trợ 1/3 giá giống. Ban đầu chưa có kinh nghiệm, anh phải tìm tài liệu về đọc, lên mạng để tham khảo thêm kỹ thuật, đồng thời nhờ các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn. Dần dần, anh cũng nắm được các kỹ thuật cơ bản và tích lũy được kinh nghiệm trong chăn nuôi và phòng, chữa bệnh cho ba ba.
Anh Vinh cho biết: Trước đây, người nuôi ba ba thường gặp khó khăn về nguồn thức ăn, bởi ba ba thường ăn các loại thức ăn tươi như ốc, giun, cá tép... nên khó tìm được nguồn cung cấp thường xuyên. Nhưng hiện nay, việc nuôi con hải sản này đơn giản hơn vì thị trường đã bán nhiều loại cám công nghiệp ba ba có thể ăn được, những lúc không tìm được nguồn thức ăn tươi thì có thể chăn thêm cám. Việc phòng bệnh cho ba ba cũng đơn giản, chỉ cần giữ sạch ao nuôi, khử trùng trước khi thả con giống là đủ, trong quá trình nuôi khi phát hiện con bị bệnh thì tách riêng khỏi đàn để chữa. Bệnh thường gặp là các bệnh đi ngoài và nấm có thể chữa khỏi nếu tuân theo các bước điều trị.
Đến nay trọng lượng trung bình mỗi con ba ba đạt hơn 1 kg. Khoảng 1 năm nay, anh Vinh vừa bán con giống cho các hộ dân quanh vùng vừa bán ba ba thường phẩm. Với giá trên thị trường hiện nay khoảng 450 nghìn đồng/kg, mỗi năm trừ chi phí anh thu lãi khoảng 150 triệu đồng từ việc nuôi ba ba. Cộng với làm cá giống, mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Hiện trong ao còn khoảng 1.000 con trọng lượng từ 0,8 - 1,5 kg và rất nhiều ba ba con. Hiện nay, xã Phú Xuyên có 40 hộ nuôi cá thì cả 40 hộ đều nuôi thêm ba ba, trong đó gần 20 hộ nuôi 100 con trở lên, còn lại mỗi hộ thả khoảng 30 - 70 con, trở thành hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Đại Từ.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP được thành phố quy hoạch đến năm 2017 có quy mô tối thiểu 50 ha trên địa bàn 4 xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Kim và Hưng Đông; mang lại thu nhập tối thiểu 150 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, người dân đang lúng túng với mô hình sản xuất này.

Chiều qua 12.6, ông Lê Hữu Châu - Phó phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, do nắng nóng trên diện rộng, hàng loạt hồ chứa và đập dâng cạn kiệt nước nên hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 300ha lúa hè thu đang trong giai đoạn mạ non bị khô hạn nghiêm trọng.

Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.

Năm 2013, tỉnh Cà Mau bắt tay triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống, Đề án được kỳ vọng sẽ tạo được nguồn giống đủ lớn nhắm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh.