Thu Nhập Cao Từ Đậu Xanh Cao Sản

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, loại cây trồng lần đầu tiên đưa vào sản xuất trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành nông nghiệp thành phố. Chỉ trong vòng 70 ngày, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so trồng lúa.
Vụ đậu này, hộ ông Trần Văn Mai, ở thôn Phú Sơn Nam trồng 3 sào và nay đã thu hoạch xong. Nói về hiệu quả kinh tế, ông Mai cho biết: Lần đầu tiên canh tác đậu xanh cao sản thấy dễ làm, có ăn. Đất tơi xốp, bón phân cân đối, chăm sóc chu đáo, đậu xanh tốt, nhiều quả. Tính ra, sau 4 đợt thu hái, mỗi sào thu khoảng 100kg hạt. Với giá từ 20 - 22 nghìn đồng/kg, mỗi sào thu hơn 2 triệu. Ông cho biết thêm, vụ đầu tiên này, thời tiết không thuận, liên tục nắng mưa xen kẽ.
Thời điểm đậu ra hoa, kết trái nắng nóng gay gắt nên năng suất giảm đáng kể. Tuy vậy, mới qua một vụ song cũng đủ cơ sở để khẳng định, loại cây này thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Hòa Vang. Đây cũng là cây dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng phổ biến hiện nay. Tương tự, ông Nguyễn Viết Gián, trồng 2 sào đã đúc kết: Trồng đậu xanh cao sản chi phí thấp hơn so trồng lúa. Về lâu dài, loại cây này rất nên phát triển trên diện rộng.
Vụ hè thu này, lần đầu tiên Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố phối hợp với xã Hòa Khương triển khai trồng 13ha đậu xanh cao sản. Tuy thời tiết không mấy thuận lợi, song kết quả thu được khá lạc quan. Ông Phạm Hồng Vân, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho rằng: Thời tiết thuận lợi, chăm bón tốt, năng suất có thể đạt 3 tấn/ha. Ưu việt của loại cây này là chịu hạn. Sản phẩm dễ tiêu thụ.
Qua vụ này, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các xã ở Hòa Vang mở rộng diện tích, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những vùng không chủ động nước tưới. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nông dân phải áp dụng triệt để quy trình sản xuất như hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, qua gần 3 năm triển khai, đến nay có thể khẳng định giống gà J-Dabaco rất phù hợp với điều kiện, khí hậu của Đắk Nông, có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống gà địa phương, được nông dân hưởng ứng, nhân rộng.

Mặc dù điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi, nhưng với sự nỗ lực, chủ động trong việc sản xuất nên năm 2013, ngành Nông nghiệp tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng.

Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến giai đoạn chuyển mùa, gia đình ông Lê Văn Hiếu, ở thôn 12, xã Nam Dong (Chư Jút) lại sửa sang, che chắn, vệ sinh chuồng trại cho đàn trâu, bò của mình.

Theo Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh thì qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 12/2006/NQ – HĐND của HĐND tỉnh về phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, hiện tại trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào khai thác 200 công trình thủy lợi các loại, với tổng dung tích hữu ích hồ chứa trên 213 triệu m3.