Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Nhập Cao Từ Đậu Xanh Cao Sản

Thu Nhập Cao Từ Đậu Xanh Cao Sản
Ngày đăng: 09/08/2013

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, loại cây trồng lần đầu tiên đưa vào sản xuất trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành nông nghiệp thành phố. Chỉ trong vòng 70 ngày, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so trồng lúa.

Vụ đậu này, hộ ông Trần Văn Mai, ở thôn Phú Sơn Nam trồng 3 sào và nay đã thu hoạch xong. Nói về hiệu quả kinh tế, ông Mai cho biết: Lần đầu tiên canh tác đậu xanh cao sản thấy dễ làm, có ăn. Đất tơi xốp, bón phân cân đối, chăm sóc chu đáo, đậu xanh tốt, nhiều quả. Tính ra, sau 4 đợt thu hái, mỗi sào thu khoảng 100kg hạt. Với giá từ 20 - 22 nghìn đồng/kg, mỗi sào thu hơn 2 triệu. Ông cho biết thêm, vụ đầu tiên này, thời tiết không thuận, liên tục nắng mưa xen kẽ.

Thời điểm đậu ra hoa, kết trái nắng nóng gay gắt nên năng suất giảm đáng kể. Tuy vậy, mới qua một vụ song cũng đủ cơ sở để khẳng định, loại cây này thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Hòa Vang. Đây cũng là cây dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng phổ biến hiện nay. Tương tự, ông Nguyễn Viết Gián, trồng 2 sào đã đúc kết: Trồng đậu xanh cao sản chi phí thấp hơn so trồng lúa. Về lâu dài, loại cây này rất nên phát triển trên diện rộng.

Vụ hè thu này, lần đầu tiên Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố phối hợp với xã Hòa Khương triển khai trồng 13ha đậu xanh cao sản. Tuy thời tiết không mấy thuận lợi, song kết quả thu được khá lạc quan. Ông Phạm Hồng Vân, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho rằng: Thời tiết thuận lợi, chăm bón tốt, năng suất có thể đạt 3 tấn/ha. Ưu việt của loại cây này là chịu hạn. Sản phẩm dễ tiêu thụ.

Qua vụ này, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các xã ở Hòa Vang mở rộng diện tích, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là những vùng không chủ động nước tưới. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nông dân phải áp dụng triệt để quy trình sản xuất như hướng dẫn.


Có thể bạn quan tâm

“Phất” Lên Nhờ Nuôi Cá Đặc Sản “Phất” Lên Nhờ Nuôi Cá Đặc Sản

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.

08/12/2014
Sóc Trăng Đầu Tư Hàng Trăm Tỷ Đồng Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Sóc Trăng Đầu Tư Hàng Trăm Tỷ Đồng Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.

23/07/2014
Nuôi Thành Công Cá Chiên Ở Lòng Hồ Sơn La Nghề Mới, Cơ Hội Mới Cho Nông Dân Nuôi Thành Công Cá Chiên Ở Lòng Hồ Sơn La Nghề Mới, Cơ Hội Mới Cho Nông Dân

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

08/12/2014
Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

23/07/2014
Tôm Bị Bệnh, Người Nuôi Lỗ Nặng Tôm Bị Bệnh, Người Nuôi Lỗ Nặng

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…

23/07/2014