Thu Nhập Cao Từ Chăn Nuôi Bò Thịt

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.
Ông Thành chia sẻ kinh nghiệm: “So với nuôi bò sinh sản thì nuôi vỗ béo bò thịt lời và nhanh thu lại vốn. Một năm, gia đình tôi nuôi được 4 lứa bò vỗ béo, mỗi lứa từ 30-50 con. Hiện tại, tôi đang nuôi 40 con bò vỗ béo bằng cách nuôi trong chuồng.
Sau khi mua bò lai sin về, gia đình chăm sóc rất cẩn thận. Hàng ngày, một con bò được cung cấp khoảng 20 kg cỏ, 5 kg tinh bột và uống nước sạch pha với muối. Gia đình nhờ cán bộ thú y của xã theo dõi, chăm sóc chu đáo, khâu vệ sinh chuồng trại được chú trọng. Bò sau khi mua về sẽ được cách ly, tiêm phòng dịch bệnh, tẩy giun, sán…
Hàng ngày, tôi đều vệ sinh chuồng sạch sẽ và mỗi tuần đều phải tắm cho bò một lần, xịt thuốc khử trùng để phòng, chống các loại dịch bệnh. Mỗi lứa bò chỉ cần vỗ béo từ 2-3 tháng nhưng mỗi tháng một con tăng từ 40 - 50/kg. Sau thời gian được vỗ béo, mỗi con xuất chuồng đạt từ 4 - 6 tạ, lời ít nhất từ 3 triệu đồng/con trở lên”.
Hiện tại, gia đình có 2 ha đất trồng cỏ voi và cỏ VA06 để phục vụ cho đàn bò. Cũng theo kinh nghiệm của ông Thành thì trồng xen cỏ trong vườn cao su sẽ giúp cho cả 2 cây trồng này đều phát triển tốt. Vì nguồn nước tưới và phân bón cho cỏ sẽ giúp cây cao su phát triển tốt và ngược lại cây trồng này sẽ tạo bóng mát cho cỏ, nhất là vào mùa khô.
Sản xuất thịt bò “sạch” là hướng mà ông Thành đang thực hiện. Ông Thành cho biết: “Hiện nay, đàn bò của gia đình đang được nuôi theo tiêu chuẩn thịt bò sạch và tôi đang làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận. Trong những năm qua, số lượng bò thịt của gia đình chủ yếu bán lại cho các chủ lò mổ ở trên địa bàn huyện.
Thị trường thịt bò hiện nay đang hiếm nên tôi không phải lo đầu ra, nhiều khách hàng muốn đặt hàng nhưng mình không có đủ để mà cung cấp”. Chăn nuôi bò đã và đang mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình và giúp ông Thành yên tâm mở rộng qui mô.
Hiện tại, ông đang xây dựng thêm chuồng trại, nhân giống đàn bò sinh sản và phấn đấu trong năm nay mỗi tháng sẽ xuất chuồng bán từ 50-60 con bò thịt ra thị trường. Thời gian tới, khi đàn bò nhiều hơn thì ông sẽ xây dựng lò mổ tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Vụ đậu xanh năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) trồng 1.066 ha (tăng 259 ha so năm trước), tập trung ở các xã: Khánh Bình Tây 535 ha, Khánh Hưng 420 ha, Trần Hợi 79 ha, Khánh Bình Tây Bắc 17 ha và Khánh Bình Đông 15 ha. Đến nay, bà con thu hoạch được 30 ha, năng suất ước đạt từ 1,5 - 1,8 tấn/ha.

Đến xã Mỹ Thanh (Bạch Thông, Bắc Kạn) chúng tôi được nghe nói về việc trồng gừng ở các thôn Phiêng Kham, Thôm Ưng và thôn Châng, nhờ cây trồng này mà nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Với mô hình trồng gừng trên đất đồi đã mở ra một cách làm mới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, Tổ hợp tác trồng rau an toàn ở phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên, tỉnh Bình Phước có 22 thành viên tham gia, với diện tích trên 10 ha.
Cà phê già cỗi, năng suất thấp, đời sống người dân khó khăn nhưng mong ước tái canh cà phê chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được.

Vụ Đông Xuân năm nay, huyện Châu Thành (Tây Ninh) xuống giống được 760 ha thuốc lá vàng, tập trung nhiều ở các xã Hảo Đước, Long Vĩnh và Ninh Điền.