Thu Nhập Cao Từ Chăn Nuôi Bò Thịt

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.
Ông Thành chia sẻ kinh nghiệm: “So với nuôi bò sinh sản thì nuôi vỗ béo bò thịt lời và nhanh thu lại vốn. Một năm, gia đình tôi nuôi được 4 lứa bò vỗ béo, mỗi lứa từ 30-50 con. Hiện tại, tôi đang nuôi 40 con bò vỗ béo bằng cách nuôi trong chuồng.
Sau khi mua bò lai sin về, gia đình chăm sóc rất cẩn thận. Hàng ngày, một con bò được cung cấp khoảng 20 kg cỏ, 5 kg tinh bột và uống nước sạch pha với muối. Gia đình nhờ cán bộ thú y của xã theo dõi, chăm sóc chu đáo, khâu vệ sinh chuồng trại được chú trọng. Bò sau khi mua về sẽ được cách ly, tiêm phòng dịch bệnh, tẩy giun, sán…
Hàng ngày, tôi đều vệ sinh chuồng sạch sẽ và mỗi tuần đều phải tắm cho bò một lần, xịt thuốc khử trùng để phòng, chống các loại dịch bệnh. Mỗi lứa bò chỉ cần vỗ béo từ 2-3 tháng nhưng mỗi tháng một con tăng từ 40 - 50/kg. Sau thời gian được vỗ béo, mỗi con xuất chuồng đạt từ 4 - 6 tạ, lời ít nhất từ 3 triệu đồng/con trở lên”.
Hiện tại, gia đình có 2 ha đất trồng cỏ voi và cỏ VA06 để phục vụ cho đàn bò. Cũng theo kinh nghiệm của ông Thành thì trồng xen cỏ trong vườn cao su sẽ giúp cho cả 2 cây trồng này đều phát triển tốt. Vì nguồn nước tưới và phân bón cho cỏ sẽ giúp cây cao su phát triển tốt và ngược lại cây trồng này sẽ tạo bóng mát cho cỏ, nhất là vào mùa khô.
Sản xuất thịt bò “sạch” là hướng mà ông Thành đang thực hiện. Ông Thành cho biết: “Hiện nay, đàn bò của gia đình đang được nuôi theo tiêu chuẩn thịt bò sạch và tôi đang làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận. Trong những năm qua, số lượng bò thịt của gia đình chủ yếu bán lại cho các chủ lò mổ ở trên địa bàn huyện.
Thị trường thịt bò hiện nay đang hiếm nên tôi không phải lo đầu ra, nhiều khách hàng muốn đặt hàng nhưng mình không có đủ để mà cung cấp”. Chăn nuôi bò đã và đang mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình và giúp ông Thành yên tâm mở rộng qui mô.
Hiện tại, ông đang xây dựng thêm chuồng trại, nhân giống đàn bò sinh sản và phấn đấu trong năm nay mỗi tháng sẽ xuất chuồng bán từ 50-60 con bò thịt ra thị trường. Thời gian tới, khi đàn bò nhiều hơn thì ông sẽ xây dựng lò mổ tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Dự án do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bình Định và Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ phối hợp thực hiện, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng kiệu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao trình độ thâm canh cây kiệu cho nông dân trồng kiệu ở huyện Phù Mỹ.

Lợi dụng dịp này, một số người thu mua hạt tiêu đưa ra nhiều thông tin gây nhiễu nhằm mua được tiêu giá rẻ làm cho giá tiêu trong khoảng 10 ngày qua đã đột ngột giảm từ 10 - 15.000 đồng/kg mặc dù việc mua bán rất ít vì tiêu trong dân đã hết. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân cần bình tĩnh chủ động điều tiết việc mua bán hạt tiêu, không ồ ạt bán hàng khi tiêu xuống thấp.

“Cây giống sản xuất bằng nuôi cấy mô có giá thành cao hơn so với sản xuất truyền thống, nhưng có ưu điểm là chất lượng tốt, đồng đều và sản xuất với số lượng lớn được”, anh Ngô Quang Hưởng, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ươm Mầm Việt (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa), chia sẻ.

Khi quả chín, vỏ dày và có màu vàng sáng, hương vị thơm ngon, mẫu mã đẹp lại để được lâu hơn các giống chuối thường nên tiêu thụ rất thuận lợi vào các dịp lễ, Tết. Hiện nay, một buồng chuối tiêu hồng được bán với giá từ 200 - 400 nghìn đồng, sau khi trừ chi phí người trồng chuối sẽ thu lãi khoảng 7 triệu đồng/sào (cao gấp 3 lần giống chuối thường).

Giống cam trên vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ chủ yếu là các giống cam đặc sản, chín muộn như cam Xã Đoài, cam Vân Du và Cam V2. Tháng 12/2010, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KHCN đã cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Vinh" cho sản phẩm cam quả của tỉnh Nghệ An.