Thu Nhập Cao Nhờ Nuôi Heo Giống

Hơn 12 năm gắn bó với nghề nuôi heo nhân giống, bà Võ Thị Nành, khóm 7, thị trấn Thới Bình gặp không ít thất bại, nhưng nhờ kiên trì, đến nay, nghề này đã mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Số nợ hàng trăm triệu đồng do thất bại với con tôm làm cho gia đình bà Võ Thị Nành lâm vào cảnh túng quẫn. Bà chắt chiu số tiền còn lại mua cặp heo nuôi để kiếm tiền xoay xở cho gia đình.
Ban đầu, chỉ vì heo thịt rớt giá nên bà để heo cái lại nuôi nái. Do chưa có kinh nghiệm nên thời gian đầu bà chật vật vì heo thường xuyên bị bệnh. Dần dần “tay nghề” bà được nâng lên, và bà nhận thấy nghề này cho thu nhập khá nên quyết tâm mở rộng mô hình.
Đến nay, bà có được 5 heo mẹ làm giống. Hằng ngày, bà đi xách cặn từ những nhà hàng xóm về cho heo ăn nên ít tốn tiền mua cám. Mỗi năm, mỗi con heo mẹ sinh được 2 lứa, mỗi lứa từ 10-12 con, mang về thu nhập cho gia đình bà trên 100 triệu đồng. Bà cho biết, nhờ chăm sóc tốt, heo con đẹp nên rất dễ bán. Hiện nay, bà đã trả hết nợ và kinh tế gia đình khá ổn định.
Bà cũng là người đầu tiên trong khóm xây dựng túi biogas làm chất đốt, tiết kiệm hơn 2 triệu đồng tiền gas/năm cho gia đình.
Với những kinh nghiệm tích luỹ sau nhiều năm, bà chia sẻ với bà con trong khóm. Từ đó, nhiều phụ nữ nhàn rỗi mạnh dạn đầu tư nuôi heo theo hình thức của bà.
Bà Nguyễn Thị Hồng Nho, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khóm 7, thị trấn Thới Bình, cho biết, bà Nành là một phụ nữ năng động, chịu khó. Nhờ nuôi heo nhiều năm naymà kinh tế gia đình bà khá ổn định. Từ mô hình của bà, nhiều chị em phụ nữ trong khóm làm theo, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa tiết kiệm chất đốt trong sinh hoạt và đồng thời bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.

Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.

Thường cua giống được nông dân thả sau tôm từ 1 - 2 tháng và tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên không tốn gì thêm, ngoài tiền mua con giống.