Thu nhập bình quân tăng gấp 2,5 lần

Theo đó nhiều phong trào đã được phát động và triển khai trên diện rộng như “5 không 3 sạch” của Hội Phụ nữ; dồn điền đổi thửa, cải tạo vườn tạp của Hội Nông dân; xây dựng tổ tự quản về an ninh trật tự của Hội Cựu chiến binh...
Nhờ phát triển chăn nuôi bò nên nhiều nông dân trên địa bàn Triệu Phong đã có thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu.
Ông Phan Quang Giải – Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cho biết, từ những phong trào này, tại địa phương đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong việc hiến đất, hiến kế, hiến công xây dựng NTM và những cách làm hay, hiệu quả.
Đơn cử, trong vòng một năm rưỡi, Triệu Phong đã hoàn thành dồn điền đổi thửa 5.700ha đất lúa (đạt 100% tổng diện tích); hàng ngàn mồ mả phân tán cũng đã được di dời, quy tập thành nghĩa trang tập trung…
Nông dân Nguyễn Văn Tình, trú xã Triệu Thành phấn khởi cho biết: “Trước đây trong xã có hộ sở hữu tới 7-8 thửa đất nông nghiệp nên rất khó canh tác, nhưng nay chỉ còn không quá 2 thửa/hộ nên việc đưa máy móc vào sản xuất thuận lợi hơn, năng suất, hiệu quả tăng thấy rõ”.
Sau dồn điền đổi thửa, các địa phương ở Triệu Phong đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất cho giá trị kinh tế cao với tổng diện tích hơn 900ha.
Đặc biệt, huyện đã chú trọng đưa các giống lúa mới, lúa chất lượng cao vào canh tác (trên 75% diện tích), phát triển đàn bò lai, nuôi trồng hải sản ven sông và vùng cát ven biển bãi ngang (diện tích nuôi hàng năm khoảng 500ha, sản lượng 1.500 tấn/năm)…
Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 10,5 triệu đồng/người năm 2010 lên trên 24 triệu đồng/người năm 2015.
Ông Giải cho biết, đến thời điểm này, huyện Triệu Phong đã có xã Triệu Thành đạt chuẩn NTM, 16 xã đạt từ 10-15 tiêu chí, bình quân đạt 12,5 tiêu chí/xã.
Phấn đấu cuối năm 2015, huyện sẽ có thêm 3 xã đạt chuẩn, gồm Triệu Trạch, Triệu Phước và Triệu Thuận.
Có thể bạn quan tâm

PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, đưa ra một thực tế rằng nếu tính bình quân diện tích trồng lúa trên đầu người tương ứng với thu nhập từ cây lúa như hiện nay thì nông dân trồng lúa ở gần với ngưỡng nghèo. Trong hệ thống phân phối, chỉ có trên dưới 7% người trồng lúa bán được gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn lại hạt gạo phải “đội” từ 7 - 8 lớp “cò”. Hơn nữa, nông dân sử dụng “thừa” phân, thuốc làm cho giá thành sản xuất tăng.

Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống với mật độ 5 con/m2 (cá rô đồng là chính, ghép thêm cá sặt rằn, cá chép và cá mè vinh), một phần thức ăn và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ nuôi và tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.

Trong năm 2014, ngư dân tỉnh Tiền Giang đã vượt qua khó khăn do thời tiết, bão lốc và những bất lợi trên biển, tổ chức bám ngư trường, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ... đã khai thác được trên 88.000 tấn hải sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu, đạt 100,42% chỉ tiêu cả năm và tăng hơn 0,58% so cùng kỳ năm trước.

Vào tháng 10, giá sầu riêng bắt đầu tăng giá cao trên 60.000 đồng/kg, đặc biệt vào những ngày tháng 11 giá sầu riêng cao kỷ lục, thương lái đến tận vườn mua sầu riêng Ri 6 và Mongthong trên 100.000 đồng/kg, người dân rất phấn khởi.

Ông Lê Văn Mãnh, ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ (Tân Phước) vui mừng vì vừa thu hoạch 3.000 m2 khoai mỡ trúng giá. Tại thời điểm này thương lái đến tận ruộng mua với giá 14.000 đồng/kg. Năng suất đạt 3 tấn/1.000 m2, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Còn lại 2.000 m2 trồng sau, cũng sắp cho thu hoạch.