Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Chim Cút

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Chơn Thành (Bình Phước) xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Để bảo đảm chăn nuôi có lãi, nhiều hội viên nông dân đã tìm hướng đi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành.
Hiện gia đình anh Phương đang nuôi khoảng 12 ngàn con chim cút, trong đó khoảng 11 ngàn con đẻ, mỗi ngày thu khoảng 10 ngàn trứng. Với giá bán hiện nay 400 đồng/trứng cút thường, mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí và khấu hao chuồng trại, gia đình anh lãi 200 triệu đồng.
Chia sẻ cách nuôi chim cút hiệu quả, anh Phương nói: Nuôi chim cút lấy trứng và bán thương phẩm dễ, ít tốn công chăm sóc. Thức ăn của chim cút chủ yếu là cám CP. Chim cút mái nuôi khoảng 37-40 ngày tuổi bắt đầu đẻ trứng, duy trì khoảng 4 tháng rồi giảm dần. Lúc này nên giảm lượng thức ăn hàng ngày để giảm chi phí. Ngoài việc nuôi lấy trứng, gia đình anh cũng tận dụng nguồn phân chim bán cho các nhà vườn, thu thêm mỗi tháng khoảng 3,5 triệu đồng.
Theo anh Phương phải chú trọng phòng chống bệnh tiêu chảy, giúp chim đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng. Cần tiêm phòng vắc-xin và các loại thuốc phòng chống dịch bệnh; xây chuồng trại thông thoáng, vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Gia đình anh Phương dự kiến mở rộng thêm chuồng trại nuôi cút để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ông Trần Quốc Phi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chơn Thành nhận xét: Anh Phương là hội viên nông dân trẻ, biết phát huy được nguồn vốn vay của Hội nông dân để làm kinh tế. Mô hình nuôi chim cút cho hiệu quả cao, nông dân nên tham quan học tập để chọn hướng phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Chưa năm nào như thời điểm Tết năm nay, thị trường rau Tết xuống giá trầm trọng, nguyên nhân do sản lượng dồi dào, nguồn cung vượt nhu cầu sử dụng, rau củ không những không giữ được mức giá ngày thường mà còn giảm sâu hơn.

Ngày 27/2/2014, Tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế độc lập Bureau Veritas Certification đã trao chứng nhận ASC cho 3 doanh nghiệp nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh là Công ty CP Thủy sản Cổ Chiên, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Năm Vàng và Công ty CP Thủy sản Nam Sông Hậu.

Tiếp nối thành công của Dự án “Xây dựng tiểu vùng nuôi cá rô phi tập trung tại các vùng đất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2009-2012” tại khu vực miền Tây, năm 2013, Dự án đã tiếp tục được triển khai tại 3 huyện miền Đông là Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh). Sau hơn 1 năm thực hiện, dự án đang được xem là hướng đi mới cho người dân vùng cao khi tiếp tục đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng” do các cấp Hội Nông dân phát động, nhiều hội viên Hội Nông dân xã An Bình (Kiến Xương - Thái Bình) đã thi đua, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế từ nuôi ba ba gai, đạt nhiều kết quả.

Sau thời gian lao đao, gần đây do giá tôm thẻ chân trắng tăng nên nhiều hộ dân ở vùng ven biển Quảng Ngãi đổ xô nuôi tôm. Đáng chú ý là người dân nuôi tôm theo kiểu phong trào, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp về lịch thời vụ, môi trường ao nuôi, nguy cơ dẫn đến thất bát là điều khó tránh khỏi.