Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Chim Cút

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Chơn Thành (Bình Phước) xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Để bảo đảm chăn nuôi có lãi, nhiều hội viên nông dân đã tìm hướng đi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành.
Hiện gia đình anh Phương đang nuôi khoảng 12 ngàn con chim cút, trong đó khoảng 11 ngàn con đẻ, mỗi ngày thu khoảng 10 ngàn trứng. Với giá bán hiện nay 400 đồng/trứng cút thường, mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí và khấu hao chuồng trại, gia đình anh lãi 200 triệu đồng.
Chia sẻ cách nuôi chim cút hiệu quả, anh Phương nói: Nuôi chim cút lấy trứng và bán thương phẩm dễ, ít tốn công chăm sóc. Thức ăn của chim cút chủ yếu là cám CP. Chim cút mái nuôi khoảng 37-40 ngày tuổi bắt đầu đẻ trứng, duy trì khoảng 4 tháng rồi giảm dần. Lúc này nên giảm lượng thức ăn hàng ngày để giảm chi phí. Ngoài việc nuôi lấy trứng, gia đình anh cũng tận dụng nguồn phân chim bán cho các nhà vườn, thu thêm mỗi tháng khoảng 3,5 triệu đồng.
Theo anh Phương phải chú trọng phòng chống bệnh tiêu chảy, giúp chim đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng. Cần tiêm phòng vắc-xin và các loại thuốc phòng chống dịch bệnh; xây chuồng trại thông thoáng, vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Gia đình anh Phương dự kiến mở rộng thêm chuồng trại nuôi cút để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ông Trần Quốc Phi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chơn Thành nhận xét: Anh Phương là hội viên nông dân trẻ, biết phát huy được nguồn vốn vay của Hội nông dân để làm kinh tế. Mô hình nuôi chim cút cho hiệu quả cao, nông dân nên tham quan học tập để chọn hướng phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích nuôi tôm gần 130 nghìn ha, lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sản lượng tôm chất lượng cao của tỉnh đạt hơn 100 nghìn tấn/năm, chiếm gần một phần tư sản lượng tôm chất lượng cao của cả nước. Nuôi tôm đã và đang thật sự là thế mạnh kinh tế của địa phương.

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?

Thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Trương Văn Thơ ở tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ), tận mắt chứng kiến sự chăm sóc tận tụy của anh, mới hiểu con bò bây giờ đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá với người nông dân.

Riêng Cần Thơ, An Giang và Ðồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha... Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200 nghìn tấn so vụ trước, góp phần nâng sản lượng lúa đông xuân và hè thu năm 2014.

Cây mía đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, chỉ độc canh cây mía làm cho diện tích trồng mía chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, và việc trồng mía trong thời gian dài đã khiến cho đất trở nên cằn cỗi làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây mía.