Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm Từ Nuôi Chim Cút

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Chơn Thành (Bình Phước) xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hóa. Để bảo đảm chăn nuôi có lãi, nhiều hội viên nông dân đã tìm hướng đi hiệu quả. Điển hình là mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Trần Thanh Phương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành.
Hiện gia đình anh Phương đang nuôi khoảng 12 ngàn con chim cút, trong đó khoảng 11 ngàn con đẻ, mỗi ngày thu khoảng 10 ngàn trứng. Với giá bán hiện nay 400 đồng/trứng cút thường, mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí và khấu hao chuồng trại, gia đình anh lãi 200 triệu đồng.
Chia sẻ cách nuôi chim cút hiệu quả, anh Phương nói: Nuôi chim cút lấy trứng và bán thương phẩm dễ, ít tốn công chăm sóc. Thức ăn của chim cút chủ yếu là cám CP. Chim cút mái nuôi khoảng 37-40 ngày tuổi bắt đầu đẻ trứng, duy trì khoảng 4 tháng rồi giảm dần. Lúc này nên giảm lượng thức ăn hàng ngày để giảm chi phí. Ngoài việc nuôi lấy trứng, gia đình anh cũng tận dụng nguồn phân chim bán cho các nhà vườn, thu thêm mỗi tháng khoảng 3,5 triệu đồng.
Theo anh Phương phải chú trọng phòng chống bệnh tiêu chảy, giúp chim đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng. Cần tiêm phòng vắc-xin và các loại thuốc phòng chống dịch bệnh; xây chuồng trại thông thoáng, vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Gia đình anh Phương dự kiến mở rộng thêm chuồng trại nuôi cút để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ông Trần Quốc Phi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chơn Thành nhận xét: Anh Phương là hội viên nông dân trẻ, biết phát huy được nguồn vốn vay của Hội nông dân để làm kinh tế. Mô hình nuôi chim cút cho hiệu quả cao, nông dân nên tham quan học tập để chọn hướng phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22/11/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam tổ chức trao tặng Danh hiệu “Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam lần thứ ba – 2014” nhằm ghi nhận thành tích, khơi dậy ý thức trách nhiệm của nông dân, ngư dân, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học, nhà quản lý đang tham gia hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản.

Quy hoạch vùng trồng cỏ, ngô và các loại cây ngắn ngày khác cung cấp khoảng 30.000 tấn thức ăn/năm; vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án hoàn thành trồng trọt vùng nguyên liệu 120 ha trong 16 tháng kể từ ngày được giao đất và bắt đầu xây dựng trang trại vào năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy, hiện trên địa bàn thị xã Ngã Bảy còn 89 hộ nuôi cá tra thương phẩm với diện tích mặt nước ao nuôi 51ha. Trong đó diện tích đã được thu hoạch trong hơn 10 tháng đầu năm nay là 42ha, với tổng sản lượng trên 11.000 tấn.

Nhằm đảm bảo việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, xã Lợi Hải (Thuận Bắc), đã thành lập Đội thủy nông theo nước (TNTN) ở các thôn trên địa bàn. Qua hoạt động, các đội đã phát huy được vai trò của mình, tạo được sự tin tưởng để bà con yên tâm sản xuất, góp phần tạo nên những vụ mùa bội thu.

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.