Thử Nghiệm Thành Công Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Made In Bình Định

Bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương (CNĐD) do nhóm nghiên cứu đề tài: “Cải thiện chất lượng cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định” thuộc Sở NN-PTNT nghiên cứu, chế tạo đã được ngư dân xã Tam Quan Bắc áp dụng vào thực tế, bước đầu đạt hiệu quả khả quan.
Lần đầu tiên sản phẩm cá ngừ đại dương đã được câu bằng bộ thiết bị do nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” của Sở NN-PTNT chế tạo.
Trên cơ sở bộ thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản đã được UBND tỉnh mua và cấp cho ngư dân xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn), nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” đã nghiên cứu và chế tạo bộ thiết bị câu CNĐD mới và đã chuyển giao cho ngư dân Nguyễn Quê, ở xã Tam Quan Bắc áp dụng trên tàu cá BĐ 96776 TS.
Kết quả, sau 23 ngày bám biển, đến sáng ngày 4.11, tàu cá ông Quê đã cập Cảng cá Quy Nhơn với kết quả khả quan. Chuyến biển này, tàu cá của ông đã câu được 48 con cá ngừ, tổng sản lượng trên 2,5 tấn.
Ông Nguyễn Quê, cho biết: Thiết bị câu CNĐD do Nhóm nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương tại Bình Định” chế tạo cơ bản giống như máy câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản mà tỉnh ta đã hỗ trợ. Sản lượng cá thu được khá nhiều, chất lượng sản phẩm tương đối tốt. Toàn bộ số lượng cá được Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình Định thu mua với giá cao hơn so với cá đánh bắt, bảo quản thông thường. Cá có trọng lượng từ 30 kg/con trở lên được thu mua giá 115.000 đồng/kg, cá ngừ nhỏ dưới 30 kg/con có giá 94.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Hữu Hào, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Thiết bị câu CNĐD chuyển giao cho ngư dân bao gồm: Máy thu câu, bộ xung gây tê liệt cá (Shocker)... giá thành sản xuất khoảng 50 triệu đồng, chỉ bằng 1/4 so với giá thiết bị nhập từ Nhật Bản. Bước đầu thử nghiệm cho thấy, ngư dân vận hành máy tốt, ổn định và đạt kết quả khả quan.
“Tuy nhiên, để máy hoạt động tốt hơn và được nhân rộng thì chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, khắc phục một số khuyết điểm nhỏ. Sau đó, chúng tôi sẽ trang bị máy câu cho cho các tàu cá của ngư dân ở xã Tam Quan Bắc tham gia mô hình khai thác, bảo quản và tiêu thụ CNĐD theo chuỗi để tiếp tục ra khơi khai thác cá ngừ chính vụ để tiếp tục đánh giá kết quả của bộ thiết bị”, ông Hào nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-4, tại xã Cô Tô (Tri Tôn - An Giang), Sở Công thương phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức hội thảo triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non trên địa bàn tỉnh.

Để phát huy hết những lợi thế của các địa phương ở Thái Bình về nuôi trồng thủy sản, trước hết các hộ nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ cải tạo ao đầm, lịch thời vụ, con giống để sau mỗi vụ thu hoạch cá, tôm, ngao… cho thêm khoản thu lớn.

Trạm Thú y TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, khoảng 1 tháng nay, hơn 80.000 cá mú, cá chẽm nuôi tại xã Xuân Thịnh và Xuân Hòa bị chết. Cá chết có trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg/con, với biểu hiện lở loét. Nặng nhất là xã Xuân Thịnh, tỉ lệ cá chết tại 377 lồng nuôi lên đến 90%; xã Xuân Hòa tỉ lệ cá chết nuôi tại 47 lồng là 30%.

Sau khi lỗ thông tầm từ năm 2012 đến nay, những người nuôi gà trắng hiện đều rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa. Nhiều người bi quan cho rằng, mọi cánh cửa với dân nuôi gà công nghiệp tự phát sẽ đóng lại.

Đã từ lâu, chim, cò là nổi ám ảnh cho người nuôi tôm vì chúng gây thất thoát và truyền những dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngăn ngừa được chim, cò đến ao tôm là góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm được thắng lợi.