Thu Mua Hạt Điều Cho Nông Dân Xã Cát Lâm Với Giá Cao

Từ cuối tháng 3 đến nay, Doanh nghiệp tư nhân Đức Mai (huyện Tây Sơn - Bình Định) - đơn vị tham gia liên minh sản xuất và chế biến hạt điều thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh - đã đến xã Cát Lâm tổ chức thu mua hạt điều của 57 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Lâm, xã Cát Lâm (Phù Cát) cùng tham gia liên minh với giá 18.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường tại thời điểm 500 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Trần Ái, Phó Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Đức Mai, cho biết: “Hơn 10 ngày qua, chúng tôi đã huy động lực lượng, phương tiện thu mua được trên 112 tấn hạt điều với giá cao. Hiện sản lượng điều của 57 hộ xã viên của HTXNN 2 Cát Lâm còn khoảng 100 tấn nữa, chúng tôi sẽ thu mua hết với giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm và tiếp tục thu mua hạt điều của các nông hộ khác ngoài liên minh. Bán sản phẩm cho chúng tôi, nông dân có thu nhập cao hơn và hạn chế được chi phí và công vận chuyển”.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua nhờ chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích người dân chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành.

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.