Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch

Với những mô hình nông nghiệp phát triển theo hướng đó, người nông dân sẽ có lợi ích kép: Thu lợi từ sản phẩn mình làm ra và thu lợi từ khách du lịch đến tham quan mô hình.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, mục tiêu của Hội An là phấn đấu đến năm 2015 đưa 2 xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) và 2 xã Cẩm Kim và Tân Hiệp sẽ đạt chuẩn vào năm 2020. Tuy nhiên, chủ trương của thành phố là không cố gắng để đạt các tiêu chí một cách hình thức mà chú trọng chất lượng các tiêu chí, làm sao cho đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập của người dân được nâng lên.
Theo ông Dũng, hơn 4 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, Hội An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, cái được lớn nhất là nhận thức của cán bộ, nhân dân về chương trình đã được nâng lên đáng kể. Các hội, đoàn thể cũng tích cực thực hiện phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM. Ngoài ra, Hội An đã huy động được nhiều nguồn lực trong dân, cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng NTM. Điển hình như Cẩm Thanh đã huy động trong 4 năm qua hơn 7,8 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đống góp hơn 6,4 tỷ đồng, số còn lại là nhân dân đóng góp.
Những năm qua, thành phố luôn quan tâm đến phát triển sản xuất và xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, nhằm nâng cao thu nhập người nông dân ở các xã vùng ven. Hiện nay, nhiều mô hình được xây dựng và đã phát huy hiệu quả, nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Như mô hình trồng rau hữu cơ với diện tích 6.300m2 tại thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh.
Đến nay, mô hình này đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả cho người nông dân. Hay như mô hình Làng rau Trà Quế với diện tích 18,5ha ở xã Cẩm Hà... Đặc biệt, để đẩy nhanh tốc độ phát triển ở vùng nông thôn, TP.Hội An ưu tiên nguồn lực xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn về điện, nước sinh hoạt, giao thông, kênh mương nội đồng...
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, để nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân và xây dựng NTM một cách bền vững, trong những năm tới thành phố sẽ ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sạch, hiệu quả và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...

Những đợt cúm gia cầm vừa qua khiến không ít hộ nông dân ở TP Cà Mau loay hoay tìm mô hình kinh tế thích hợp để sản xuất. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Hằng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hoá, xã Hòa Thành, vẫn tự tin chọn gà nòi lai làm hướng phát triển kinh tế.

Từ tháng 8-2012 người dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đã tìm thấy hướng ra của cây dừa khi gia nhập “vườn dừa mẫu” giống như cây lúa ở ĐBSCL.

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.