Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao

Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao
Ngày đăng: 26/10/2012

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.
 
Tuy nhiên, để nghề nuôi CT phát triển bền vững, một vấn đề không thể xem nhẹ là chất lượng con giống. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành - bại đối với người nuôi. Theo nhiều người nuôi CT, tỉ lệ hao hụt bình quân lên đến 25 - 30%, nếu mua... nhầm cá giống từ nguồn cá bố mẹ bị đồng huyết, thoái hóa, tỉ lệ hao hụt có thể lên đến 40 - 50%.
 
Chất lượng CT giống kém chất lượng là do thời gian qua, nguồn giống cá hậu bị, cá bố mẹ chỉ mới có 5,2%/152 trại sản xuất cá bột có đàn cá bố mẹ đã qua chọn lọc di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (NCNTTSII), trên 31% cơ sở sản xuất chọn mua cá bố mẹ từ nguồn cá tự nhiên. Có đến gần 57,5% số trại tự chọn lựa cá bố mẹ từ đàn cá nuôi thịt.
 
Đây là tình hình rất đáng quan ngại, là “lực cản” đối với mục tiêu nhân rộng mô hình sản xuất CT theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobaGAP. Có thể thấy, trình độ kỹ thuật ươm CT giống của các trại sản xuất còn hạn chế; số hộ tham gia sản xuất cá giống quá nhiều (trên 4.400), lại phân bố rải rác ở nhiều nơi nên việc kiểm tra chất lượng còn lỏng lẻo. Quả vậy, theo kết quả điều tra gần đây của Viện NCNTTSII, chỉ có 5/8 tỉnh có kiểm dịch con giống; 5 - 6/8 tỉnh có tổ chức tập huấn về quản lý chất lượng, kỹ thuật sản xuất giống; 5 - 6/8 tỉnh có kiểm tra thú y cơ sở sản xuất giống...
 
Tại Diễn đàn khuyến nông @ diễn ra ở Trà Vinh gần đây với chủ đề “Phát triển nghề nuôi CT theo hướng VietGAP”, nhiều ý kiến lại cảnh báo về chất lượng CT giống.
 
Theo Viện NCNTTSII, hàng năm các cơ sở sản xuất, ươm CT giống vùng ĐBSCL cung cấp cho thị trường khoảng 16 tỉ cá bột, gần 2 tỉ cá giống - đáp ứng nhu cầu cho toàn vùng. Ấy nhưng, thời gian qua, tuy có không ít chương trình nâng cấp chất lượng CT giống được triển khai (mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất CT giống đạt chất lượng, thay thế đàn cá bố mẹ bị suy thoái bằng đàn cá bố mẹ sạch bệnh...), song chất lượng CT giống vẫn chưa được cải thiện nhiều.
 
Vừa qua, Viện NCNTTSII đã cung cấp 100.000 con cá tra hậu bị cho một số trại giống ở các địa phương vùng ĐBSCL từ chương trình tuyển chọn giống CT trên tính trạng kháng bệnh gan - thận mủ. Từ nguồn cá giống hậu bị này, có thể tạo ra con giống có tốc độ tăng trưởng cao hơn giúp tăng năng suất, giảm giá thành - thời gian nuôi...
 
Tuy nhiên, cùng với nguồn cá bố mẹ chất lượng tốt, sạch bệnh, theo các nhà khoa học ngành thủy sản, cần nghiên cứu thức ăn đặc thù cho từng giai đoạn cá bố mẹ, cá giống; thuốc phòng trị bệnh chuyên dùng; phát triển công nghệ nuôi nước (thông qua đó kiểm soát được chất lượng nước); nâng diện tích bình quân mỗi ao ươm lớn hơn so với bình quân hiện nay (2.000 m2/ao)...


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

29/10/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

29/10/2013
Thu Hoạch Sớm 600 Ha Sắn Bị Ngập Úng Thu Hoạch Sớm 600 Ha Sắn Bị Ngập Úng

Do ảnh hưởng của mưa bão, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 600 ha sắn bị hư hại

29/10/2013
Hiệu Quả “Kép” Từ Mô Hình “Lúa - Cá” Mùa Lũ Ở Tiền Giang Hiệu Quả “Kép” Từ Mô Hình “Lúa - Cá” Mùa Lũ Ở Tiền Giang

Sau hơn năm tháng triển khai thực hiện thí điểm dự án “nuôi luân canh lúa-cá” tại ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) bước đầu đã mang lại hiệu quả “kép”, đồng thời mở ra triển vọng giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, giải quyết lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập.

30/10/2013
Mở Hướng Liên Kết Cho Nông Dân Mở Hướng Liên Kết Cho Nông Dân

Sau 4 ngày diễn ra (từ ngày 25 đến 28-10), Hội chợ chăn nuôi - thú y - thủy sản thành phố Hà Nội lần thứ nhất đã khép lại và các sản phẩm chăn nuôi - thú y - thủy sản được trưng bày tại hội chợ đã khẳng định được thương hiệu, nhãn hiệu an toàn, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô. Thông qua hội chợ đã mở ra cơ hội bao tiêu sản phẩm cho người dân và xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

30/10/2013