Thu lãi tiền tỷ mỗi ha gừng

Những ngày này tại Thới Bình, khi gừng mới bắt đầu tươi tốt, thương lái đã tìm vào tận vườn đặt tiền cọc.
Ông Đào Công Bảy ở ấp 6 La Cua khoe mô hình trồng gừng đã giúp người dân địa phương như “sống lại”, vì vào cùng khoảng thời gian trước đó, khi Nhà máy đường Thới Bình đóng cửa, thương lái không thu mua mía và khi mua trở lại thì giá mía cũng rớt thê thảm. Hơn 140ha mía ở ấp chỉ được thu hoạch phân nửa diện tích, đa phần hộ trồng đều chịu lỗ nặng… Rất may, khi đó giá gừng bắt đầu tăng nhanh, nhiều hộ trồng mía đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại cây này.
Theo thống kê, năm 2014, ấp 6 La Cua ngoài mía còn có trên 22ha trồng gừng. Trung bình 1.000m2 đất trồng, người dân lãi hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Thấy được lợi nhuận, hiện nhiều hộ dân ở đây đã mở rộng mô hình trồng.
Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình - Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, toàn huyện có khoảng 200 ha đất trồng gừng, bình quân mỗi hộ dân chi phí đầu tư khoảng 300 - 400 triệu đồng cho một ha. Với giá mà thương lái đặt cọc và đồng ý thu mua hiện từ 180 đến 200 triệu đồng một công (1.000m2) như hiện nay, mỗi ha gừng người dân thu lãi không dưới một tỷ đồng, gấp 10 lần so với trồng mía trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đều chọn nuôi mật độ cao để tăng sản lượng tôm nuôi. Nhưng kể từ đầu năm 2015 đến nay, khi tôm nguyên liệu trên thị trường bị rớt giá, cộng với giá thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thuỷ sản ở mức cao thì cách nuôi này phần lớn không mang lại hiệu quả.

Giá giảm, tỷ lệ chết cao khiến người nuôi ở vùng Prakasam, thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ gặp khó khăn. Chính quyền nước này đang được yêu cầu phải có các chính sách giảm chi phí đầu vào cho người nuôi.

Gần một tuần qua, bãi nghêu ở cửa biển kênh Cái Cùng, thuộc xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu trở nên hỗn loạn, mỗi ngày có hàng trăm người, cao điểm cả ngàn người kéo tới “hôi” nghêu. Việc tranh chấp quyết liệt giữa chủ bãi nghêu với người dân đã dẫn đến máu đổ, có người phải nhập viện…

Ngày 15-8, tại TPHCM, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty TNHH De Heus và Công ty Fresh Studio Innovations Asia (DHFS - Safe Pork) ký biên bản hợp tác thiết lập chuỗi giá trị thịt heo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.

Thực hiện Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản tại CCN Nội Hoàng (Bắc Giang), từ đầu năm đến nay, Công ty cổ phần Vietfeed đã đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.