Thu lãi tiền tỷ mỗi ha gừng

Những ngày này tại Thới Bình, khi gừng mới bắt đầu tươi tốt, thương lái đã tìm vào tận vườn đặt tiền cọc.
Ông Đào Công Bảy ở ấp 6 La Cua khoe mô hình trồng gừng đã giúp người dân địa phương như “sống lại”, vì vào cùng khoảng thời gian trước đó, khi Nhà máy đường Thới Bình đóng cửa, thương lái không thu mua mía và khi mua trở lại thì giá mía cũng rớt thê thảm. Hơn 140ha mía ở ấp chỉ được thu hoạch phân nửa diện tích, đa phần hộ trồng đều chịu lỗ nặng… Rất may, khi đó giá gừng bắt đầu tăng nhanh, nhiều hộ trồng mía đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại cây này.
Theo thống kê, năm 2014, ấp 6 La Cua ngoài mía còn có trên 22ha trồng gừng. Trung bình 1.000m2 đất trồng, người dân lãi hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Thấy được lợi nhuận, hiện nhiều hộ dân ở đây đã mở rộng mô hình trồng.
Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình - Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, toàn huyện có khoảng 200 ha đất trồng gừng, bình quân mỗi hộ dân chi phí đầu tư khoảng 300 - 400 triệu đồng cho một ha. Với giá mà thương lái đặt cọc và đồng ý thu mua hiện từ 180 đến 200 triệu đồng một công (1.000m2) như hiện nay, mỗi ha gừng người dân thu lãi không dưới một tỷ đồng, gấp 10 lần so với trồng mía trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.