Thu lãi tiền tỷ mỗi ha gừng

Những ngày này tại Thới Bình, khi gừng mới bắt đầu tươi tốt, thương lái đã tìm vào tận vườn đặt tiền cọc.
Ông Đào Công Bảy ở ấp 6 La Cua khoe mô hình trồng gừng đã giúp người dân địa phương như “sống lại”, vì vào cùng khoảng thời gian trước đó, khi Nhà máy đường Thới Bình đóng cửa, thương lái không thu mua mía và khi mua trở lại thì giá mía cũng rớt thê thảm. Hơn 140ha mía ở ấp chỉ được thu hoạch phân nửa diện tích, đa phần hộ trồng đều chịu lỗ nặng… Rất may, khi đó giá gừng bắt đầu tăng nhanh, nhiều hộ trồng mía đã mạnh dạn chuyển sang trồng loại cây này.
Theo thống kê, năm 2014, ấp 6 La Cua ngoài mía còn có trên 22ha trồng gừng. Trung bình 1.000m2 đất trồng, người dân lãi hơn 100 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Thấy được lợi nhuận, hiện nhiều hộ dân ở đây đã mở rộng mô hình trồng.
Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Thới Bình - Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, toàn huyện có khoảng 200 ha đất trồng gừng, bình quân mỗi hộ dân chi phí đầu tư khoảng 300 - 400 triệu đồng cho một ha. Với giá mà thương lái đặt cọc và đồng ý thu mua hiện từ 180 đến 200 triệu đồng một công (1.000m2) như hiện nay, mỗi ha gừng người dân thu lãi không dưới một tỷ đồng, gấp 10 lần so với trồng mía trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 470ha thủy sản, đạt 70% kế hoạch. Năm nay, do cá thát lát cườm thương phẩm tăng giá từ 80.000 - 90.000 đ/kg tăng gần gấp đôi năm rồi, nên nhiều người trở lại đầu tư nuôi cá này, dẫn đến giá con giống cũng tăng theo.

Ngay từ những năm đầu của thập niên 1990, nghề NTNL đã xuất hiện và bắt đầu từ năm 2000 NTNL phát triển nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, năm 2000 diện tích NTNL toàn tỉnh chỉ đạt 2.617 ha với sản lượng 1.348 tấn, tạo việc làm cho 5.000 lao động; đến năm 2012 diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đạt 5.082 ha, sản lượng đạt 11.821 tấn và tạo ra việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động địa phương.

Sau thời gian giá nhím con ở mức khá cao: khoảng 15 triệu đồng/cặp, thì hiện nay người chăn nuôi chỉ cần đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng/cặp để chăn nuôi. Giá nhím giống giảm mạnh cũng kéo theo giá nhím thịt giảm từ trên 500.000 đồng xuống chỉ còn 150.000 đồng/kg.

Mùa khai thác thủy sản năm nay được xem là thất bát nặng nề nhất trong 20 năm qua. Ngư dân dù đã và đang được hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Dẫu vậy, nhiều chủ tàu vẫn tìm mọi cách huy động vốn, kể cả vay “tín dụng đen” để “đặt cược” trong những chuyến biển cuối vụ khai thác…

Người nuôi cá tra tại ĐBSCL vẫn phải tiếp tục chịu lỗ, dù diễn biến trên thị trường đang có lợi họ, đặc biệt khi nguồn cung nguyên liệu đang sụt giảm và thị trường nhập khẩu dần “ấm” lên. Viễn cảnh trên cho thấy người nuôi cá tra thật sự đã hết cơ hội với nghề này.