Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu lãi gần 400 triệu đồng nhờ luân vụ lúa và sen lấy ngó

Thu lãi gần 400 triệu đồng nhờ luân vụ lúa và sen lấy ngó
Ngày đăng: 13/05/2015

Tại đây, bà con mới vào khai hoang lập nghiệp đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện sản xuất vùng ngập lũ, nhiễm phèn nặng nhiều khó khăn, xây dựng những mô hình làm ăn mang tính bền vững và hiệu quả.

Trồng lúa năng suất cao kết hợp trồng sen lấy ngó là cách làm sáng tạo nhiều năm nay của ông Huỳnh Văn Phong, một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện Tân Phước hôm nay. Ông Phong hưởng ứng chủ trương khai hoang lập nghiệp trên vùng đất mới từ khi chương trình tiến công Đồng Tháp Mười được đẩy mạnh từ những năm 90 của thế kỷ trước. Ông vào nhận khoán 2,5 ha đất ở ấp Hòa Xuân, xã Thạnh Hòa, Tân Phước. Nhận thấy thời cơ từ hệ thống kênh mương được Nhà nước tổ chức thi công đang phát huy hiệu quả dẫn ngọt, rửa phèn, cải tạo đất, ông khai hoang đưa 2,5 ha đất vào trồng lúa năng suất cao mỗi năm 3 vụ.

Ông Phong cho biết, Thạnh Hòa là vùng đất mới khai hoang, còn nhiễm phèn nên để sản xuất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế, nông dân cần phải chú ý các khâu làm đất kỹ lưỡng, chọn các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao nhưng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây. Bên cạnh đó, quan tâm học tập và ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp nhằm tạo tiền đề cho các vụ mùa bội thu. Đó cũng là nguyên nhân giúp nhiều năm nay, ông đều giành thắng lợi trên lĩnh vực thâm canh lúa. Với 2,5 ha đất nhà, mỗi năm ông đạt sản lượng 52,5 tấn lúa, bán với giá trung bình 4.300 đ/kg, ông thu được trên 225 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi ròng 90 triệu đồng.

Không thỏa mãn với kết quả đạt được, người nông dân chăm làm, chịu khó còn hợp đồng thuê thêm 12,5 ha đất ruộng của Trại giam Phước Hòa (Bộ Công an) để trồng luân canh lúa và sen lấy ngó. Ông Phong chia sẻ: "Cây sen vốn là cây bản địa Đồng Tháp Mười, nhiều nơi như ở tỉnh Đồng Tháp nông dân đưa vào thâm canh rất thành công. Đất đai Tân Phước có đủ điều kiện thuận lợi để thâm canh nên tôi quyết tâm áp dụng mô hình luân canh 1 vụ lúa năng suất cao kết hợp trồng sen lấy ngó". Cụ thể, trong vụ Đông xuân, thời tiết thuận lợi ông trồng lúa năng suất cao, năng suất lúa đạt bình quân 80 tạ/ha, sản lượng 100 tấn, bán 4.300 đ/kg bình quân, gia đình ông thu được 430 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 170 triệu đồng. Thu hoạch lúa Đông xuân xong, ông chuyển sang trồng sen.

Ông Phong cho biết, sen trồng chỉ sau 2 tháng đã bắt đầu cho thu hoạch, bình quân mỗi ngày đạt sản lượng 200 kg, giá bán bình quân 9.000 đ/kg ngó, bán thu được 1,8 triệu đồng/ngày, thời gian thu hoạch gần 6 tháng mới kết thúc, ông thu được 180 triệu đồng, lãi ròng 130 triệu đồng. Tính ra, hiệu quả sản xuất trong năm gia đình ông Phong thu lãi gần 400 triệu đồng trên tổng diện tích 15 ha vừa đất nhà lẫn đất thuê mướn.

Ông Phong chia sẻ kinh nghiệm sản xuất thành công từ mô hình lúa và trồng sen lấy ngó như sau: Về trồng lúa phải chú ý áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh theo khoa học, đặc biệt là "1 phải 5 giảm", sử dụng phân và vật tư nông nghiệp theo nguyên tắc "4 đúng"... Đối với cây sen, tuy dễ trồng, đầu ra thuận lợi, sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường, nhưng muốn đạt năng suất, sản lượng ngó sen cao cần phải quan tâm các khâu làm đất sao cho tơi xốp, bón phân đúng thời điểm và cũng theo nguyên tắc "4 đúng"... Ngoài ngó sen, gương sen cũng mang lại nguồn kinh tế phụ đáng kể.

Theo lãnh đạo huyện Tân Phước, trồng lúa năng suất cao kết hợp trồng sen lấy ngó là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười mà ông Phong đi tiên phong áp dụng tại Tân Phước. Qua đó, góp phần đa dạng hóa những mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy được tiềm năng đất đai, lao động, giúp Tân Phước ngày càng đi lên giàu đẹp.

Qua thực tế, toàn huyện đã thành lập được các nhóm liên kết sản xuất trổng luân canh lúa màu ở Tân Hòa Thành, luân canh lúa sen ở Thạnh Hòa, trồng khoai mỡ kết hợp ớt ở Tân Hòa Đông, nuôi cá lóc ở Tân Hòa Tây, trồng khoai mỡ kết hợp đậu phộng ở Thạnh Mỹ. Tương lai, với tiềm năng, điều kiện và kinh nghiệm sản xuất của mình, ông Huỳnh Văn Phong là điển hình nông dân giỏi vừa là hạt nhân nòng cốt để Tân Phước nhân rộng mô hình lúa - sen ở Đồng Tháp Mười.


Có thể bạn quan tâm

Giá cao su Tocom tăng trở lại 1,5% Giá cao su Tocom tăng trở lại 1,5%

Giá cao su tại Tokyo và một số thị trường châu Á khác tăng nhờ giá dầu thô và chứng khoán Nhật Bản phục hồi.

28/09/2015
Niên vụ cà phê 2015-16 Khó giữ được sản lượng Niên vụ cà phê 2015-16 Khó giữ được sản lượng

Đắk Lắk hiện có khoảng 203.000 ha cà phê, sản lượng bình quân hằng năm ước đạt 462 nghìn tấn, nhưng niên vụ 2015 - 2016 tình hình hạn hán gay gắt kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây cà phê khiến năng suất

28/09/2015
Bình Phướcn ông dân đang mạo hiểm với hồ tiêu giống lạ Malaysia Bình Phướcn ông dân đang mạo hiểm với hồ tiêu giống lạ Malaysia

Giá tiêu đang cao đỉnh điểm nhưng cây tiêu được ví như “cô gái mỹ miều, đỏng đánh, khó tính” và ước mơ của người trồng tiêu trên thế giới là có giống tiêu kháng được căn bệnh chết nhanh, chết chậm và đạt năng suất cao…

28/09/2015
Vì sao năng suất, chất lượng mía giảm Vì sao năng suất, chất lượng mía giảm

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, so với vụ trước, vụ mía 2014-2015, tổng diện tích mía của 41 nhà máy đã ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với các địa phương chỉ còn hơn 255 nghìn ha.

28/09/2015
Xuất khẩu phân bón giảm tháng thứ hai liên tiếp Xuất khẩu phân bón giảm tháng thứ hai liên tiếp

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất.

28/09/2015