Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Lãi Cao Từ Trồng Cây Luân Vụ

Thu Lãi Cao Từ Trồng Cây Luân Vụ
Ngày đăng: 17/06/2012

Trước đây, với 9 sào đất, anh Đồng Chí Nghị ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 1994, anh quyết định cưa bỏ cây ăn quả để chuyển qua sản xuất rau màu. Do đất đai không bằng phẳng, có khoảnh cao, khoảnh thấp, anh Nghị đã tính toán bố trí cây trồng hợp lý. Với gần 4 sào đất cao được trồng bắp, đậu, 5 sào còn lại nằm vị trí thấp, anh trồng luân canh khổ qua, dưa leo, đậu ve và bắp trắng.

Anh Nghị cho biết, khoảng đầu tháng 4 là trồng dưa leo, thời điểm này dưa có giá, lại ít sâu bệnh. Khi thu hoạch dưa xong là vào giữa tháng 7, anh trồng khổ qua. Sau vụ khổ qua, anh gỡ giàn, tiếp tục trồng giống bắp trắng MX10 có hạt rất dẻo, hương vị thơm ngon nên được các thương buôn mua với giá ổn định từ 4.500 - 5.000 đồng/kg. Kết thúc vụ bắp, anh tiến hành cày ải cho đất nghỉ ngơi khoảng 1 tháng rồi tiếp tục trồng đậu ve bán vào dịp tết. Anh Nghị cho hay, tùy theo giá cả từng thời điểm nhưng cứ mỗi vụ sản xuất, gia đình anh đều lãi trên dưới 30 triệu đồng.

Theo anh Nghị, do đất trồng luân canh nên anh rất hạn chế sử dụng phân hóa học. Nguồn phân sử dụng chính là phân vi sinh hay phân chuồng sau khi đã ủ hoai mục. Sử dụng các nguồn phân này tuy hơi tốn công nhưng bù lại cây trồng cho năng suất cao, đồng thời kéo dài thêm được thời gian thu hoạch. Cụ thể là năng suất dưa leo của các hộ xung quanh sử dụng phân hóa học chỉ đạt từ 30-35 tấn/hécta nhưng riêng vườn dưa leo của anh tính ra đạt trên 50 tấn/hécta.

Ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhận xét: “Anh Nghị là một trong những điển hình nông dân tiên tiến. Mặc dù điều kiện đất đai không màu mỡ, nhưng anh đã biết cách cải tạo, đồng thời tích cực áp dụng các phương pháp mới vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Có thể bạn quan tâm

Tiếp Vốn Người Nuôi Cá Tiếp Vốn Người Nuôi Cá

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...

31/08/2013
Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

03/09/2013
Bí Quyết Làm Giàu Của Chủ Trang Trại Bạc Tỷ Bên Dòng Lô Giang Bí Quyết Làm Giàu Của Chủ Trang Trại Bạc Tỷ Bên Dòng Lô Giang

“Hơn chục năm trước, có nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng mình có thể tạo lập được cơ ngơi như ngày hôm nay. Nhiều người nói việc làm kinh tế của gia đình tôi giống như truyện cổ tích cũng không ngoa”.

05/09/2013
Thanh Long “Ép” Lúa, Thiệt Hại Khó Lường Thanh Long “Ép” Lúa, Thiệt Hại Khó Lường

Những năm gần đây, nông dân huyện Châu Thành (Long An), chú trọng chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long với lợi nhuận cao hơn trồng lúa gấp 2-3 lần.

05/09/2013
Phú Quốc Tăng Số Tàu Đánh Cá Cơm Phú Quốc Tăng Số Tàu Đánh Cá Cơm

Ông Huỳnh Quang Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho biết hiện nay nguồn cá cơm nguyên liệu trên địa bàn huyện đang rất khan hiếm do thương lái từ nhiều nơi tăng cường thu gom. Giá cá cơm nguyên liệu đã đội lên gấp đôi, hiện dao động trong khoảng từ 13 – 18.000đ/kg.

05/09/2013