Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu hoạch gừng

Thu hoạch gừng
Ngày đăng: 19/10/2015

Nhiều hộ dân trong xã Tân Sơn trồng gừng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Cây gừng được đồng bào Dao, xã Tân Sơn đưa vào trồng từ trước những năm 1990, từ những hộ trồng đơn lẻ, thấy được giá trị kinh tế của cây gừng đem lại, bà con trong xã đã nhân rộng diện tích trồng gừng.

Năm nay, toàn xã đã phát triển được 70ha, tập trung chủ yếu ở thôn Nặm Dất, Bản Lù, Khuổi Đeng 1 và Khuổi Đeng 2.

Riêng thôn Nặm Dất trồng được gần 40ha.

Mặc dù trồng với diện tích lớn nhưng đầu ra thuận lợi nên người dân thu hoạch tới đâu đều bán hết tới đó.

Ngay tại khu vực trung tâm xã Tân Sơn, Doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê bao tiêu toàn bộ sản phẩm gừng của người dân trong xã.

Ngoài bán gừng tươi cho thị trường các tỉnh miền xuôi, năm nay, Doanh nghiệp còn đầu tư thêm cơ sở gừng sấy khô nên toàn bộ sản phẩm gừng của xã Tân Sơn và một số huyện trong tỉnh được Doanh nghiệp tiêu thụ.

Bà Trần Thị Bê, chủ doanh nghiệp cho biết: Từ đầu vụ đến nay, doanh nghiệp thu mua hơn 800 tấn gừng các loại.

Giá mua gừng năm nay thấp so với năm ngoái nhưng so với những năm trước thì vẫn đạt khá, dao động từ 11.000đ đến 14.000 đồng/kg.

Dự báo, giá thu mua gừng năm nay sẽ ổn định đến cuối năm nên người dân có thể yên tâm trong khâu tiêu thụ.

Năm nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, cây gừng trên đất đồi dốc cho sản lượng khá.

Anh Bàn Duy Khánh ở thôn Nặm Dất là một trong những hộ trồng gừng nhiều nhất xã cho biết: Cũng như mọi năm, vụ gừng năm nay gia đình anh trồng hơn 2ha gừng, anh tận dụng trồng gừng trên đất đồi nương và đất ruộng.

Từ đầu vụ đến nay, gia đình anh đã thu được hơn 10 tấn củ.

Cây gừng đã giúp gia đình anh vươn lên làm giàu.

Cũng như gia đình anh Bàn Duy Khánh, anh Hoàng Kim Toàn, Bàn Văn Dương ở xóm Khuổi Hồng, thôn Nặm Dất cũng là những hộ giàu lên từ trồng gừng.

Mỗi hộ đều trồng trên dưới 1ha gừng.

Nhưng do đường sá đi lại rất khó khăn nên nhân dân xóm Khuổi Hồng mong muốn được Nhà nước đầu tư mở đường vào khu sản xuất để việc đi lại được thuận lợi.

Hiện nay, các gia đình trong thôn Khuổi Hồng và gia đình có đất trồng gừng trong thôn đều phải chuyên chở bằng ngựa nên mất nhiều thời gian, công sức.

Cây gừng đã là nguồn thu chủ yếu của người dân, từng bước giúp xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.

Nhiều hộ đã xây được nhà, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình nhờ trồng gừng.


Có thể bạn quan tâm

Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Krông Nô Thúc Đẩy Sản Xuất Cây Lương Thực Theo Hướng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

15/12/2014
Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân Chư Jút Chủ Động Triển Khai Sản Xuất Vụ Đông Xuân

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

15/12/2014
Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

15/12/2014
Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được? Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được?

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

15/12/2014
Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

15/12/2014