Thu hoạch gừng

Nhiều hộ dân trong xã Tân Sơn trồng gừng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Cây gừng được đồng bào Dao, xã Tân Sơn đưa vào trồng từ trước những năm 1990, từ những hộ trồng đơn lẻ, thấy được giá trị kinh tế của cây gừng đem lại, bà con trong xã đã nhân rộng diện tích trồng gừng.
Năm nay, toàn xã đã phát triển được 70ha, tập trung chủ yếu ở thôn Nặm Dất, Bản Lù, Khuổi Đeng 1 và Khuổi Đeng 2.
Riêng thôn Nặm Dất trồng được gần 40ha.
Mặc dù trồng với diện tích lớn nhưng đầu ra thuận lợi nên người dân thu hoạch tới đâu đều bán hết tới đó.
Ngay tại khu vực trung tâm xã Tân Sơn, Doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê bao tiêu toàn bộ sản phẩm gừng của người dân trong xã.
Ngoài bán gừng tươi cho thị trường các tỉnh miền xuôi, năm nay, Doanh nghiệp còn đầu tư thêm cơ sở gừng sấy khô nên toàn bộ sản phẩm gừng của xã Tân Sơn và một số huyện trong tỉnh được Doanh nghiệp tiêu thụ.
Bà Trần Thị Bê, chủ doanh nghiệp cho biết: Từ đầu vụ đến nay, doanh nghiệp thu mua hơn 800 tấn gừng các loại.
Giá mua gừng năm nay thấp so với năm ngoái nhưng so với những năm trước thì vẫn đạt khá, dao động từ 11.000đ đến 14.000 đồng/kg.
Dự báo, giá thu mua gừng năm nay sẽ ổn định đến cuối năm nên người dân có thể yên tâm trong khâu tiêu thụ.
Năm nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, cây gừng trên đất đồi dốc cho sản lượng khá.
Anh Bàn Duy Khánh ở thôn Nặm Dất là một trong những hộ trồng gừng nhiều nhất xã cho biết: Cũng như mọi năm, vụ gừng năm nay gia đình anh trồng hơn 2ha gừng, anh tận dụng trồng gừng trên đất đồi nương và đất ruộng.
Từ đầu vụ đến nay, gia đình anh đã thu được hơn 10 tấn củ.
Cây gừng đã giúp gia đình anh vươn lên làm giàu.
Cũng như gia đình anh Bàn Duy Khánh, anh Hoàng Kim Toàn, Bàn Văn Dương ở xóm Khuổi Hồng, thôn Nặm Dất cũng là những hộ giàu lên từ trồng gừng.
Mỗi hộ đều trồng trên dưới 1ha gừng.
Nhưng do đường sá đi lại rất khó khăn nên nhân dân xóm Khuổi Hồng mong muốn được Nhà nước đầu tư mở đường vào khu sản xuất để việc đi lại được thuận lợi.
Hiện nay, các gia đình trong thôn Khuổi Hồng và gia đình có đất trồng gừng trong thôn đều phải chuyên chở bằng ngựa nên mất nhiều thời gian, công sức.
Cây gừng đã là nguồn thu chủ yếu của người dân, từng bước giúp xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.
Nhiều hộ đã xây được nhà, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình nhờ trồng gừng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...

Lúc 19 giờ ngày 13/1/2014, Đội Quản lý thị trường số 5 (Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Long) bắt quả tang 26 kg tôm càng xanh loại 2 bị bơm thạch rau câu, tại cơ sở mua bán tôm của hộ Nguyễn Thị Bé (Ấp 3, xã Hòa Thạnh - Tam Bình, ảnh).

Ngày 10/1, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cỏ May tổ chức lễ khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn thủy sản của Công ty TNHH Cỏ May Lai Vung.