Thu hoạch gừng

Nhiều hộ dân trong xã Tân Sơn trồng gừng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Cây gừng được đồng bào Dao, xã Tân Sơn đưa vào trồng từ trước những năm 1990, từ những hộ trồng đơn lẻ, thấy được giá trị kinh tế của cây gừng đem lại, bà con trong xã đã nhân rộng diện tích trồng gừng.
Năm nay, toàn xã đã phát triển được 70ha, tập trung chủ yếu ở thôn Nặm Dất, Bản Lù, Khuổi Đeng 1 và Khuổi Đeng 2.
Riêng thôn Nặm Dất trồng được gần 40ha.
Mặc dù trồng với diện tích lớn nhưng đầu ra thuận lợi nên người dân thu hoạch tới đâu đều bán hết tới đó.
Ngay tại khu vực trung tâm xã Tân Sơn, Doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê bao tiêu toàn bộ sản phẩm gừng của người dân trong xã.
Ngoài bán gừng tươi cho thị trường các tỉnh miền xuôi, năm nay, Doanh nghiệp còn đầu tư thêm cơ sở gừng sấy khô nên toàn bộ sản phẩm gừng của xã Tân Sơn và một số huyện trong tỉnh được Doanh nghiệp tiêu thụ.
Bà Trần Thị Bê, chủ doanh nghiệp cho biết: Từ đầu vụ đến nay, doanh nghiệp thu mua hơn 800 tấn gừng các loại.
Giá mua gừng năm nay thấp so với năm ngoái nhưng so với những năm trước thì vẫn đạt khá, dao động từ 11.000đ đến 14.000 đồng/kg.
Dự báo, giá thu mua gừng năm nay sẽ ổn định đến cuối năm nên người dân có thể yên tâm trong khâu tiêu thụ.
Năm nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, cây gừng trên đất đồi dốc cho sản lượng khá.
Anh Bàn Duy Khánh ở thôn Nặm Dất là một trong những hộ trồng gừng nhiều nhất xã cho biết: Cũng như mọi năm, vụ gừng năm nay gia đình anh trồng hơn 2ha gừng, anh tận dụng trồng gừng trên đất đồi nương và đất ruộng.
Từ đầu vụ đến nay, gia đình anh đã thu được hơn 10 tấn củ.
Cây gừng đã giúp gia đình anh vươn lên làm giàu.
Cũng như gia đình anh Bàn Duy Khánh, anh Hoàng Kim Toàn, Bàn Văn Dương ở xóm Khuổi Hồng, thôn Nặm Dất cũng là những hộ giàu lên từ trồng gừng.
Mỗi hộ đều trồng trên dưới 1ha gừng.
Nhưng do đường sá đi lại rất khó khăn nên nhân dân xóm Khuổi Hồng mong muốn được Nhà nước đầu tư mở đường vào khu sản xuất để việc đi lại được thuận lợi.
Hiện nay, các gia đình trong thôn Khuổi Hồng và gia đình có đất trồng gừng trong thôn đều phải chuyên chở bằng ngựa nên mất nhiều thời gian, công sức.
Cây gừng đã là nguồn thu chủ yếu của người dân, từng bước giúp xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.
Nhiều hộ đã xây được nhà, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình nhờ trồng gừng.
Có thể bạn quan tâm

Hồi 7h sáng 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía bắc đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) liên tiếp sụt giảm về sản lượng và diện tích thả nuôi. Tại cuộc hội thảo tổ chức vào ngày 1.11, lãnh đạo địa phương cho biết sẽ tập trung các điều kiện cần thiết để “cứu” nghề nuôi tôm nước lợ trong thời gian tới. Hiệu quả thấp

Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Đi đầu trong việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ phi vi phẩu tại Việt Nam, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về con giống chất lượng cao cho các hộ nuôi, một trong các yếu tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho nghề nuôi tôm càng xanh tại ĐBSCL.

Thời gian gần đây, cá rô phi xuất hiện khá nhiều ở đầm Ô Loan (Tuy An - Phú Yên) đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân.