Thu hoạch gần 2.000 tấn tôm thương phẩm

Theo bà con vùng nuôi, giá tôm thẻ dao động trong khoảng 80.000đ đến 90.000 đ/kg kích cỡ 100 con/kg và tôm sú dao động trong khoảng 140.000 đ đến 145.000 đ/kg cỡ tôm 40 con/kg.
Với giá này, các hộ nuôi tôm đều lời, nhưng tôm sú lời khá hơn nuôi tôm thẻ.
Trong hai vụ nuôi liên tiếp trong năm 2015, huyện Gò Công Đông đã thả nuôi tổng cộng gần 1.100 ha.
Nuôi tôm nước lợ và mặn là một trong những thế mạnh của huyện ven biển Gò Công Đông. Tại đây, đã hình thành những vùng nuôi tập trung với nhiều mô hình nuôi phù hợp tại các xã ven biển: Tân Thành, Tân Điền, Kiểng Phước, Vàm Láng...
Bà con đã được sự hỗ trợ tích cực của cán bộ khuyến nông trong chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng trị bệnh tôm nuôi cũng như giữ gìn, bảo vệ môi trường vùng nuôi.
Theo ghi nhận, tôm nuôi trong vụ II phát triển bình thường. Có khoảng 30 ha tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chiếm tỉ lệ 6,49% tổng diện tích tôm nuôi vụ II.
Ngành chức năng thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của tôm, cập nhật diễn biến dịch bệnh. Qua đó, khuyến cáo bà con chủ động phòng tránh, giảm được thiệt hại và giúp hộ nuôi tôm có lãi.
Có thể bạn quan tâm

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.