Hai giống ngô chịu hạn

Tại huyện Nông Sơn, CP 333 và CP 888 được SX tại cánh đồng Khe Le, thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung. Thời kỳ cây con từ 3 - 5 lá gặp thời tiết nắng nóng, ít mưa nên cây sinh trưởng phát triển chậm.
Thời kỳ ngô xoắn nõn, trổ cờ phun râu (từ ngày 5 - 20/3) cũng nắng nóng, song CP 333 và CP 888 sinh trưởng khá tốt. TGST từ 95 - 105 ngày, thuộc nhóm giống chín sớm và chín trung bình. Năng suất CP 888 đạt 78 tạ/ha, CP 333 khoảng 74 tạ/ha. Trong khi đó giống đối chứng chỉ đạt 56 tạ/ha.
Ông Trần Thành, thôn Trung Phước, xã Duy Phú trồng 3 sào CP888 và CP 333 cho biết: Mặc dù hạn hán kéo dài nhưng 2 giống ngô này sinh trưởng phát triển tốt, lá màu xanh đậm, cao cây, chiều cao đóng bắp cao, hạt màu vàng đậm, dạng hạt đá. CP333 có đặc điểm lá bì phủ kín bắp, ít bị mốc, do đó để được lâu ngày.
“Trong vụ này CP 888 nhiễm nhẹ bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục quả nhẹ. Còn CP 333 nhiễm nhẹ bệnh đốm lá nhỏ, cứng cây, không bị đỗ ngã”, ông Thành nhận xét.
Ông Nguyễn Văn Thanh, phụ trách kinh doanh khu vực miền Trung, Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam cho biết, CP 888 và CP 333 trồng được quanh năm, thích nghi rộng trên các loại đất, năng suất đạt 8 - 12 tấn/ha. Đặc biệt CP 888 cho hai trái to và đều.
“Để phòng trừ sâu đục thân hoặc đục trái bà con nên bỏ khoảng 15 hạt Basudin 10H hay Furadan 3H vào lá nõn ở các giai đoạn 15, 30 và 45 ngày sau khi gieo”, ông Thanh cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, thời gian tới, nhiều loại trái cây Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, New Zealand…khi mà các quy trình kỹ thuật song phương đã được hoàn tất.

Tháng 9-2015 Nhật Bản sẽ cho nhập khẩu xoài Cát Chu của Việt Nam, theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT).

Giá nguyên liệu dao động ở mức thấp đã khiến không ít hộ nông dân nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quyết định “treo ao” sau khi tôm nuôi xảy ra dịch bệnh.

Tình trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi tiếp tục gia tăng ở các tỉnh, thành phía Nam. Đợt thanh tra vừa qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn phát hiện ra chất cấm cả trong những lô heo của các công ty lớn như CP và heo có nguồn gốc từ Anco.

Do năng suất giảm nên lượng hồ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 dự kiến đạt khoảng 130.000 tấn, giảm 26.000 tấn so với năm 2014. Tuy vậy, nhờ giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu vẫn đạt mức khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ.