Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang

Anh Ánh sinh ra trong gia đình đông con, nghèo khó. Lập gia đình riêng, vợ chồng anh không có gia sản nào đáng giá ngoài 2 bàn tay trắng. Năm 2005, nhà nước có chủ trương trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, anh đã mạnh dạn nhận khai hoang đất hoang hóa để trồng điều theo chương trình PAM. Bên cạnh cây điều, anh Ánh còn cải tạo đất để trồng chuối, đu đủ, sắn, đậu đỗ các loại... để lấy ngắn nuôi dài. Những gò đồi hoang được anh tận dụng trồng rừng. Một số vạt đất dọc khe suối được anh cải tạo để trồng cỏ nuôi bò.
Anh Ánh chia sẻ: “Việc phục hồi cây điều trên vùng đất cằn hoang hóa hết sức vất vả và công phu. Ban đầu tôi trồng giống điều cũ, năng suất rất thấp nên phải đốn bỏ để thay bằng giống điều ghép. Cả nhà tập trung vào chăm bón, diện tích điều ghép cho năng suất, chất lượng cao nên tôi mở rộng thêm lên 6ha”.
Dưới tán điều, anh Ánh nuôi hàng trăm gà thịt, gà đẻ. Nguồn thu được từ gà nuôi và các loại cây ăn quả ngắn ngày được anh Ánh tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai sinh sản. Đàn bò của gia đình anh hiện có 10 con. “Cải tạo đất hoang cằn cỗi phải có nguồn phân hữu cơ. Nuôi bò sinh sản vừa có thu nhập, vừa được nguồn phân để tôi cải tạo đất…” - anh Ánh thổ lộ.
Bền gan bám trụ, sau 10 năm gây dựng, anh Ánh đã biến vùng đất đồi hoang cằn cỗi ngày nào trở thành trang trại trù phú với nhiều nguồn thu nhập. Riêng vườn điều ghép, sau khi trừ chi phí mỗi năm mang về cho gia đình anh 200 triệu đồng. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm anh Ánh có tổng thu từ trang trại vào khoảng 370 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh văn Hổ, nông dân ấp Mỹ Long, xã Mỹ An huyện Chợ Mới (An Giang), những năm gần đây khá lên nhờ áp dụng mô hình trồng bắp, nuôi bò và sử dụng phân bò làm khí đốt biogas. Đây là mô hình đang được ngành nông nghiệp huyện Chợ Mới khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, mặt khác vừa cải thiện môi trường, tiết kiệm chi phí nhiên liệu nấu ăn, sinh hoạt hằng ngày.

“Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò giai đoạn bú sữa và sau cai sữa” là mô hình nằm trong phạm vi hợp phần Dự án cạnh tranh nông nghiệp Gia Lai. Sau 6 tháng triển khai tại xã Kông Yang (huyện Kông Chro - Gia Lai), dự án đã kết thúc và cho thấy những kết quả khá tích cực.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.