Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang

Anh Ánh sinh ra trong gia đình đông con, nghèo khó. Lập gia đình riêng, vợ chồng anh không có gia sản nào đáng giá ngoài 2 bàn tay trắng. Năm 2005, nhà nước có chủ trương trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, anh đã mạnh dạn nhận khai hoang đất hoang hóa để trồng điều theo chương trình PAM. Bên cạnh cây điều, anh Ánh còn cải tạo đất để trồng chuối, đu đủ, sắn, đậu đỗ các loại... để lấy ngắn nuôi dài. Những gò đồi hoang được anh tận dụng trồng rừng. Một số vạt đất dọc khe suối được anh cải tạo để trồng cỏ nuôi bò.
Anh Ánh chia sẻ: “Việc phục hồi cây điều trên vùng đất cằn hoang hóa hết sức vất vả và công phu. Ban đầu tôi trồng giống điều cũ, năng suất rất thấp nên phải đốn bỏ để thay bằng giống điều ghép. Cả nhà tập trung vào chăm bón, diện tích điều ghép cho năng suất, chất lượng cao nên tôi mở rộng thêm lên 6ha”.
Dưới tán điều, anh Ánh nuôi hàng trăm gà thịt, gà đẻ. Nguồn thu được từ gà nuôi và các loại cây ăn quả ngắn ngày được anh Ánh tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai sinh sản. Đàn bò của gia đình anh hiện có 10 con. “Cải tạo đất hoang cằn cỗi phải có nguồn phân hữu cơ. Nuôi bò sinh sản vừa có thu nhập, vừa được nguồn phân để tôi cải tạo đất…” - anh Ánh thổ lộ.
Bền gan bám trụ, sau 10 năm gây dựng, anh Ánh đã biến vùng đất đồi hoang cằn cỗi ngày nào trở thành trang trại trù phú với nhiều nguồn thu nhập. Riêng vườn điều ghép, sau khi trừ chi phí mỗi năm mang về cho gia đình anh 200 triệu đồng. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm anh Ánh có tổng thu từ trang trại vào khoảng 370 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, người nông dân không chỉ nuôi tằm bán kén, mà còn nuôi tằm trứng cung cấp giống. Bà Đỗ Thị Hoa, thôn Đức Thành, xã Hoài Đức, Lâm Hà (Lâm Đồng) là người có uy tín, chuyên nuôi tằm trứng cung cấp tằm con cho hàng trăm nông hộ trong vùng dâu Hoài Đức.

Ông Nguyễn Ngọc Mai-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Hoàng Anh Gia Lai (thuộc Tập đoàn HAGL) đưa chúng tôi đến thăm trại chăn nuôi bò Đak Yă vào một ngày khá mát trời. Ngoài những cánh đồng cỏ xanh mướt, với quy mô hàng chục ngàn con, trại bò thịt và trại bò sữa được chăn nuôi ở 2 khu riêng biệt, có chế độ chăm sóc khác nhau.

Xuất phát từ hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong vấn đề giảm thiểu tác hại đến môi trường, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa (Phú yên) đã triển khai mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học. Từ thành công của mô hình này, hiện nay nhiều hộ nuôi heo ở các địa phương đã nhân rộng hình thức nuôi heo bằng đệm lót sinh học.

Đây là mô hình do anh Võ Nhật Nam, sinh năm 1986, ấp Hòa Phú xã Định Thành (Thoại Sơn - An Giang) đang thực hiện. Với chuyên môn Trung cấp chăn nuôi thú y, nhận thấy dê là loài động vật dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, được nhiều hộ dân đầu tư để cải thiện kinh tế gia đình… anh Nam quyết định chọn và lai tạo giống dê hiện có của mình để đáp ứng nhu cầu của các hộ dân có ý tưởng đầu tư chăn nuôi. Mô hình đã đem lại tín hiệu khả quan cho cả anh lẫn hộ nuôi trong và ngoài địa phương.

Mô hình chăn nuôi vịt trời của gia đình anh Hồ Xuân Lý ở xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và còn tạo việc làm cho nhiều hộ dân trong vùng