Thu 140 triệu đồng/ha cao su thanh lý

Hiện nay, 1ha cao su thanh lý, người dân có thể thu về 100 - 140 triệu đồng từ việc bán gỗ, trong khi suất đầu tư 1ha cao su từ trồng đến khai thác mủ (6 - 8 năm) vào khoảng 70 - 100 triệu đồng/ha.
Đây là điều thuận lợi vì không cần phải vay vốn tái canh như các loại cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê.
Được biết, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến từ cao su có thể đạt 1,6 - 1,9 tỷ USD/năm.
Mỗi năm, diện tích cao su cần thanh lý lên đến 15.000 - 30.000ha trong tổng diện tích 977.000ha cao su của cả nước, lượng gỗ cao su cung cấp ra thị trường 3 - 9 triệu m3 gỗ tròn/năm, hoặc 0,4 - 1,4 triệu m3 gỗ sơ chế/năm.
Có thể bạn quan tâm

Ít cả đất lẫn vốn nhưng vẫn có thể làm giàu nhờ trồng xen các loại cây trên cùng một diện tích. Đó là cách làm của nhiều nông hộ ở ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn (Lộc Ninh) và ấp 7, xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước). Cách làm này vừa giúp cải tạo đất, hạn chế cỏ dại, hỗ trợ các loại cây cùng phát triển, vừa cho lợi nhuận cao, giảm được nỗi lo thất mùa, mất giá.

Sóc Trăng hiện có tổng đàn bò hơn 26.500 con, trong đó có 6.400 con bò sữa và hơn 90% được nuôi ở mô hình nông hộ; Tuy nhiên, sữa là loại thực phẩm đặc biệt, yếu tố chất lượng chính là đòi hỏi bắt buộc.

Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Liễu Đô (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Nông dân Hoàng Văn Cát là một trong những người như thế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP được mở rộng, hiệu quả sản xuất chăn nuôi được nâng cao. Đó là kết quả quan trọng của Chương trình phối hợp về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phía Bắc.

Ngày 22/4/2015, tại UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), ông Kim Ngọc Thái, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành tỉnh đã nghe lãnh đạo 04 huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành báo cáo về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vùng nước mặn - lợ.