Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu 1 Tỷ Đồng /năm Từ Giống Cam Canh, Bưởi Diễn

Thu 1 Tỷ Đồng /năm Từ Giống Cam Canh, Bưởi Diễn
Ngày đăng: 14/02/2014

Đó là thành quả mà ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, xã Kim An, Thanh Oai, T.P Hà Nội gặt hái được sau hơn 10 năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.

Dẫn chúng tôi thăm vườn cam Canh, bưởi Diễn trĩu quả, ông Long kể: “Trước đây, trang trại gần 2ha này của gia đình tôi trồng táo, ổi. Qua các phương tiện truyền thông báo, đài thấy mô hình trồng cam Canh, bưởi Diễn ở Hưng Yên và một số địa phương ở Hà Nội thu nhập rất cao, tôi quyết định chuyển hướng”.

Vậy là, cùng với vốn của gia đình và vay Ngân hàng NNPTNT được 300 triệu đồng, ông bắt đầu kế hoạch trồng cam Canh, bưởi Diễn. Trước khi mua giống về trồng, ông đến các trang trại cam Canh, bưởi Diễn ở thành phố và xuống Hưng Yên để học hỏi kỹ thuật.

Từ vài trăm gốc cam Canh, bưởi Diễn năm 2000, ông tăng lên gần 1.000 gốc. Nhưng năm 2008, do mưa bão kéo dài, diện tích cam của ông gần như bị mất trắng, thiệt hại lên đến 400-500 triệu đồng. “Tiếc của nhưng thú thực gắn bó với cam, bưởi rồi, tôi không muốn từ bỏ chúng”- ông Long tâm sự.

Ông tiếp tục vay ngân hàng khôi phục lại trang trại. Đến nay, trang trại cam Canh, bưởi Diễn của ông có 3.000 gốc, mỗi năm thu trên 10 tấn quả. Ông nói:?“Tôi điều chỉnh để cây cho quả đúng vào dịp tết để bán được. Nhờ đó, mỗi năm tôi thu 600 triệu đồng từ cam, hơn 200 triệu đồng từ bưởi”. Năm 2012, ông Long ươm cây giống cam Canh, bưởi Diễn, đào, quýt để bán. Với giá 8.000-10.000 đồng/cây, mỗi năm với hơn 1 vạn cây giống, ông thu hơn 100 triệu đồng.

Không chỉ đem lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm, trang trại của ông Long đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng, 10 lao động thời vụ, tiền công 200.000 đồng/ngày. Ông còn bán chịu cho các lao động làm việc ở trang trại của gia đình mình cây con giống, cuối vụ thu hoạch mới phải trả tiền; hướng dẫn các hộ kỹ thuật trồng...

Bà con nông dân muốn tìm hiểu kỹ thuật trồng cam Canh, bưởi Diễn và mua cây giống liên hệ ông Long qua số điện thoại: 01665.133575.


Có thể bạn quan tâm

Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

25/09/2013
Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).

25/09/2013
Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

26/09/2013
Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình) Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình)

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

26/09/2013
Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

29/09/2013