Thông Tin Thêm Bài Viết Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Tôm Rằn

Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006.
Quy trình đã tham gia nhiều hội chợ TechMach Đà nẵng 2007; Hà Nội 2008; Asean +3 2009.
Quy trình đã được rao bán trên mạng theo mã số 1-2-377CNB trên trang web của Varisme
Quy trình này đã được cục Nuôi trồng Thủy Sản bô Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật năm 2009. Đã được tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen và đạt giải 3, giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007.
TS.Tôn Thất Chất cho biết:
- Đã sản xuất đĩa DVD (2010) với thời lượng 45 phút với sự tài trợ kinh phí của SUDA - Bô Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.
- Vừa qua ngày 11 tháng 06 năm 2011 đây là một trong nhóm công trình tôi được bộ Giáo dục & Đào tạo khen thưởng Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2006 - 2010.
- Đăc điểm sinh học sinh sản nhân tạo tôm Rằn cũng chính là một trong những nội dung lớn của luận án Tiến sĩ của TS.Tôn Thất Chất, đã được bảo vệ thành công năm 2009.
Từ nguồn giống tạo ra Tiến sĩ tiếp tục nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thương phẩm tôm Rằn ở Thừa Thiên do dự án SUDA - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cung cấp kinh phí và các thông tin về quy trình này cũng đã được Tiến sĩ công bố trên nhiều diễn đàn. Các tờ rơi về quy trình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm tôm Rằn đã đươc xuất bản từ năm 2004 cho đến nay được bà con nông ngư dân ở Thừa Thiên Huế sử dụng.
Bạn đọc có nhu cầu cần trao đổi thêm thông tin xin liên hệ với TS.Tôn Thất Chất theo điện thoại 0914089713 và địa chỉ email tonthatchat@gmail.com
Có thể bạn quan tâm

Tính tới thời điểm hiện tại, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thả được 142ha tôm càng xanh, thấp hơn chỉ tiêu đề ra và giảm 18ha so với cùng kì năm trước.

Nhiều người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị không mặn mà với việc thu hoạch hoặc phải chuyển đổi cây trồng vì giá rớt thảm hại

Bà Nguyễn Thị Nhị (ngụ xã Định Thành, Thoại Sơn, An Giang) cho biết, nhờ trồng sơ-ri mà cuộc sống gia đình bà khá ổn định. Hiện, bà trồng 60 gốc sơ ri, thu hoạch quanh năm, mỗi ngày bà bán được khoảng 50kg, giá từ 6.000 - 10.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi nhuận gần 3 triệu đồng/tháng.

Chiều qua 21.8, ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng trạm Thú y huyện Duy Xuyên cho biết, sau hơn 10 ngày tích cực hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp điều trị và triển khai vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng trên diện rộng, đến nay 22 con trâu, bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành) đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.