Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Ngày đăng: 02/10/2015

Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha lúa hè thu.

Lúa thu đông và mùa 1 vụ đã xuống giống được trên 11.000 ha bằng 42% kế hoạch, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Diễn biến tình hình dịch hại tuần qua trên lúa cụ thể như sau:

Tình hình dịch hại trên Lúa từ ngày 24 đến ngày 30/9/2015

Lúa hè thu chính vụ: Bệnh cháy bìa lá xâm nhiễm trên 728 ha, tăng 182 ha so với tuần trước. Tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10% đến 20% lá, có 32 ha bị nhiễm trên 40% lá, chủ yếu ở các huyện Trần Đề 668 ha, Mỹ Xuyên 35 ha.

Bệnh đạo ôn cổ bông lây nhiễm trên 385 ha, tăng 140 ha so với tuần trước. Tỉ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 3% đến 5% bông, nhiều nhất ở huyện Trần Đề 288 ha, Mỹ Xuyên 77 ha.

Bệnh lem lép hạt xuất hiện trên 1.050 ha, giảm 136 ha so tuần trước. Tỉ lệ nhiễm bệnh phổ biến từ 5% đến 10% hạt, có 93 ha bị nhiễm đến 20% hạt, tập trung ở huyện Trần Đề 845 ha, Mỹ Xuyên 146 ha.

Trên trà lúa thu đông và mùa 1 vụ đang bị các loại dịch hại lây nhiễm như: sâu cuốn lá 98 ha, sâu đục thân 85 ha, đạo ôn lá 90 ha, cháy bìa lá 13 ha.

Dự báo tình hình dịch hại trên Lúa từ ngày 1 đến ngày 7/10/2015

Với nền thời tiết mưa nắng đan xen như hiện nay rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Chi cục Bảo Vệ thực vật Sóc Trăng lưu ý nông dân:

Đối với diện tích chuẩn bị xuống giống mùa 1 vụ và đông xuân sớm phải làm đất kỹ và tuân thủ lịch thời vụ của ngành nông nghiệp để hạn chế rủi ro trong sản xuất.

Còn với diện tích lúa đã gieo sạ đang ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng phải quan tâm quản lý các bệnh đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá. Cùng với trà lúa hè thu chính vụ đang trổ chín, nhiều diện tích lúa thu đông cũng chuyển sang giai đoạn đòng no đến trổ bông.

Để ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở các giai đoạn này là đạo ôn cổ bông và lem lép hạt, bà con cần phun ngừa ở 2 thời điểm lúa trổ thưa và trổ đều bằng thuốc đặc trị.


Có thể bạn quan tâm

Trang trại nuôi dê mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả Trang trại nuôi dê mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Sau thời gian tìm tòi nghiên cứu, chọn địa điểm, điều kiện môi trường chăn nuôi, cuối năm 2014, anh Trần Hữu Chí ở xã Phú Ngãi quyết định đầu tư trại dê Thành Công.

26/10/2015
Khoảng 1000 ha mía bị nhiễm rệp sơ bông trắng Khoảng 1000 ha mía bị nhiễm rệp sơ bông trắng

Tân Kỳ (Nghệ An) hiện có diện tích mía trên 7.800 ha, nằm ở hầu hết các xã. Hiện nay ngoài dịch bệnh bọ hung, khoảng 1000 ha mía nhiễm rệp xơ bông trắng mức độ 1.

26/10/2015
Cao su, điều, hồ tiêu Bình Phước sẵn sàng hội nhập kinh tế phát triển Cao su, điều, hồ tiêu Bình Phước sẵn sàng hội nhập kinh tế phát triển

Chỉ còn gần 3 tháng nữa, Hiệp định thương mại kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được quốc hội 12 nước tham gia phê chuẩn để đi vào thực tiễn. Cuối năm 2015, 10 nước Đông Nam Á cũng sẽ “hội tụ” một nhà trong khối kinh tế Asean.

26/10/2015
Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh vụ 2015-2016 giá mua mía tối đa là 1.040.000 đồng/tấn 10 CCS Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh vụ 2015-2016 giá mua mía tối đa là 1.040.000 đồng/tấn 10 CCS

Lãnh đạo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh công bố chính sách thu mua mía vụ 2015 - 2016. Theo đó, giá thu mua mía cơ bản từ đầu đến cuối vụ chế biến là 900.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, trên xe vận chuyển.

26/10/2015
Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng Giải pháp nào phát triển bền vững ngành hồ tiêu? Cần có sự am hiểu về đất và nguồn dinh dưỡng

Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.

26/10/2015