Thống Nhất Kế Hoạch Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Cao Lãnh Giai Đoạn 2020 - 2030

Chiều 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP. Cao Lãnh về việc xin chủ trương và ý kiến chỉ đạo về việc lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
TP.Cao Lãnh là một trong bốn đô thị được chọn tham gia vào Dự án lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương cùng với Thái Nguyên, Hà Tĩnh và Sóc Trăng.
Dự án này nằm trong Chương trình đối tác đô thị phát triển kinh tế - MPED - do Chính phủ Canada tài trợ, được các chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp Hội các đô thị Việt Nam (ACVN) hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
Theo đó, nội dung công việc của Dự án Lập kế hoạch phát triển chiến lược giai đoạn từ năm 2020-2030 bao gồm: Nâng cao năng lực cho chính quyền đô thị; xây dựng 4 sản phẩm chủ lực của thành phố: sản phẩm du lịch, sản phẩm từ cây sen, sản phẩm từ cây xoài và sản phẩm cụm cảng sông Tiền; xây dựng các mô hình kinh tế từ 4 sản phẩm chủ lực trên; triển khai kêu gọi đầu tư và kết nối thực hiện trên các sản phẩm chủ lực đó.
Bên cạnh thống nhất và đánh giá cao cách làm của TP.Cao Lãnh trong chiến lược xây dựng dự án, ông Nguyễn Văn Dương lưu ý địa phương cần nghiên cứu thêm các chiến lược gắn kết du lịch thành phố với các điểm du lịch của tỉnh; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cao cấp, không gian đô thị... nhằm tạo ra sự khác biệt giữa phát triển kinh tế đô thị và các vùng kinh tế khác.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp chống hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra.

Những ngày này rất nhiều ngư dân ở các xã vùng bãi ngang ven biển huyện Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tĩnh) đang được mùa sứa biển, giá thành khá cao, mang lại nguồn thu nhập đáng kể...

Con banh lông là loại hải sản còn ít người biết đến. Nhìn bề ngoài banh lông có hình dạng tròn như trái banh loại nhỏ, sống vùi sâu dưới lớp bùn. Lâu nay hầu như ngư dân ít khai thác loại hải sản này.

Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng nuôi mang tính chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế và việc nuôi tôm trên cát phát triển manh mún, tự phát. Vì vậy, để hướng đến mục tiêu phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm là điều cần thiết.

Trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) hiện có 27.300ha cà phê. Nhận thấy nhu cầu rất lớn về cây giống phục vụ cho Chương trình tái canh cà phê, ông Bùi Đình Thám (thôn 12, xã Lộc Thành) đã mạnh dạn dành 2.000m2 đất, trong tổng số 4.000m2 đất vườn nhà, để sản xuất cây cà phê giống cao sản, cung ứng cho thị trường.