Thời tiết thuận lợi, ngư dân được mùa thủy sản

Bến cá Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi những ngày này khá nhộn nhịp. Tàu thuyền ra vào bán thuỷ sản tấp nập, tiếng cười tiếng nói rộn rã khắp nơi. Ngư dân Nguyễn Tấn Vũ, chủ tàu cá QNg 90568 TS ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn khoe, chuyến vừa rồi đi hơn 1 tháng ở ngư trường Hoàng Sa, anh em trúng đậm hải sâm nên sau khi trừ chi phí, mỗi người được chia hơn 20 triệu đồng.
Năm nay, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trúng đậm Hải Sâm, cá Nục, cá Ngừ đại dương, cá Đỏ củ, cá Thu... Theo giá thị trường hiện nay, cá ngừ đại dương giá dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/kg; cá Thu 150.000 - 180.000 đồng/kg, cá chim khoảng 100.000 đồng/kg. Cá trúng mùa, bán được giá nên phiên biển đầu năm mang đến nhiều niềm vui.
Ngư dân Nguyễn Văn Bưng, ở xã An Hải, huyện Lý Sơn cho biết, chuyến biển vừa rồi ra khơi nhờ tàu bạn hỗ trợ, kêu gọi đến đánh bắt chung luồng cá nên năng suất đạt khá cao, chuyến vừa rồi tổng thu được 900 triệu, trừ chi phí mỗi bạn chia được 26 triệu.
Ngư dân được mùa đánh bắt cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở trên bờ. Mỗi khi có tàu cập cảng bán cá, các chủ vựa thường thuê từ 20 - 30 lao động trên bờ để phân loại, cân cá và vận chuyển hàng lên xe đông lạnh. Người làm dịch vụ trên bờ cũng phấn khởi.
Bà Trần Thị Búp, người dân ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bộc bạch: Ngư dân trúng mùa người lao động cũng có thêm nhiều việc, làm theo sản phẩm ngày ít chỉ mất chục nghìn, khi có nhiều việc làm thu nhập cũng đến hàng trăm nghìn/ngày.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nhìn chung công việc đánh bắt của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi năm nay gặp nhiều thuận lợi. Hầu hết các tàu sau mỗi chuyến ra khơi trở về đều có thu nhập cao.
“Từ đầu năm đến nay công tác khai thác thủy sản gặp nhiều thuận lợi, sản lượng đánh bắt so với đầu năm 2014 tăng từ 3 - 4 lần. Đến thời điểm hiện tại, sản lượng đánh bắt đã đạt được khoảng 4.000- 5.000 tấn, đạt được khoảng 40% kế hoạch đánh bắt cả năm”, ông Hùng cho biết.
Thời tiết thuận lợi, cộng với việc mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị đánh bắt hiện đại đã giúp ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khai thác nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập của bà con ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD bắp, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản lượng bắp nhập khẩu khoảng 872 ngàn tấn, tăng gấp gần 2 lần về số lượng so với năm 2013 với trị giá trên 200 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 785 triệu USD.

Đại lý giới thiệu cho anh Bẩy loại phân Urê - Silic của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu về dùng thử. Anh đã dùng một phần trong số này rắc quanh gốc cà phê, nhưng đến nay đã hơn 3 tháng, qua nhiều lần tưới nước và xới gốc, những hạt đen của phân vẫn trơ như sỏi đá. Thử hoà phân này trong nước thấy chỉ tan được một nửa. Nửa còn lại kết tủa thành từng mảng keo dính, như đất sét.

Anh Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng bí đơn giản: Ngâm ươn hạt cho nẩy mầm, ươm trong bầu cho cây bí lên 1 - 2 lá rồi đem ra trồng. Mỗi hộc trồng đào đường kính từ 2 - 2,5 tấc, phía dưới rải 1 nhúm phân NPK, sau đó cho phân rác, phân rơm hoai mục đầy hộc, rồi cho dây bí vào trồng. Mỗi dây trồng cách nhau khoảng 2,5 m.