Rộn Ràng Làng Biển Ngày Cuối Năm

Trong những ngày cuối năm, các cửa biển, cảng cá trong tỉnh tràn ngập không khí rộn ràng. Tuần qua, hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương liên tiếp nối đuôi nhau cập bến, vận chuyển thủy sản lên bờ sau tháng ngày dài bám biển đánh bắt.
Tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa, từ ngày 25 đến 30 tết, mỗi ngày có ít nhất từ 10 – 15 tàu câu cá ngừ cập bến mang theo hàng chục tấn cá. Trên bờ, hàng trăm ngư dân hối hả vận chuyển cá. Hoạt động mua, bán thủy sản cũng tất bật, rộn ràng. Dưới cửa biển Đà Diễn, hàng chục ngư dân dùng lưới mùng tranh thủ kéo cá thài bai, loại cá chỉ bằng que tăm nhưng có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, tại một góc cảng, các lão ngư chộn rộn lo mâm cúng cuối năm đáp lễ “cô bác” phù hộ cho tàu thuyền ra vào luồng lạch an toàn…
Theo nhiều ngư dân, những con tàu cập bến cuối cùng tại cảng cá phường 6 có sản lượng đánh bắt tương đối khá, trọng lượng và chất lượng cá ngừ đại dương cũng tốt hơn những ngày thường. Nhiều tàu còn tranh thủ đánh bắt cả cá chuồn và nhiều loại cá khác để bù phí tổn, như tàu PY97639TS của ông Trần Kim Hoa ở phường 6.
“Ra khơi được hơn 20 ngày, ngự trị ở “cánh đồng” Trường Sa, tàu tôi có 11 lao động, đánh bắt được thêm 15 tấn cá chuồn, xuất bán cho các thương lái ở tỉnh Khánh Hòa ngay tại cảng cá với giá 16.000 đồng/kg, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Trong chuyến biển này, mỗi người đi bạn (lao động) cũng được chia từ 3 đến 4 triệu đồng tiêu tết”, ông Hoa chia sẻ.
Dưới mép nước cửa biển Đà Diễn, những ngư dân không có điều kiện đánh bắt xa bờ cũng tranh thủ ngụp lặn, kéo cá cá thài bai bán với giá từ 170.000 đến 200.000 đồng/kg để kiếm tiền trang trải ngày tết. “Ba ngày qua, cá thài bai xuất hiện nhiều ở cửa biển. Trung bình mỗi người, mỗi ngày kéo được từ 5 đến 6kg cá. Cá sau khi được đưa lên bờ, làm sạch cát, bán cho các tiểu thương. Loại cá này thường được dùng để đổ chả với trứng gà cho hương vị rất thơm và ngon miệng, nhất là trong dịp tết”, lão ngư Võ Mưa (85 tuổi, ở khú phố Lê Duẩn, phường 6) cho biết.
Cá về nhiều, những phụ nữ làng chài cũng tranh thủ tham gia bốc vác, phân loại cá kiếm thu nhập từ 100.000 – 200.000 đồng/ngày. “Năm nào cũng vậy, sáng nào chị em chúng tôi cũng ngóng đợi chồng, con kịp về bến ăn tết và kiếm thêm chút đỉnh tiền phụ giúp gia đình trang trải, sắm sửa tết. Thu nhập không cao, nhưng ai cũng lấy làm vui vì người nào cũng có chung tâm trạng gia đình được xum vầy trong ngày cuối năm”, chị Nguyễn Thị Liên ở phường 6 tâm sự.
Theo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phú Yên có hơn 1.000 tàu cá công suất trên 90CV, chủ yếu là câu cá ngừ đại dương. Các tàu này đang trên đường vào đất liền để kịp xuất cá, nghỉ tết. Còn khoảng 75 tàu với 630 lao động đã xác định bám trụ, ăn tết trên biển tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa và khu vực giữa Trường Tra - Hoàng Sa, chờ cơ hội trúng mẻ cá ngừ đầu tiên lấy lộc biển chào năm mới, dự kiến sẽ cập bến sau tết. Tất cả các tàu cá trên đều liên lạc được với đất liền.
Có thể bạn quan tâm

Bà Lê Thị Cẩm Hồng, ấp Đèn Đỏ, xã Tân Thành, tay thoăn thoắt lựa cá, miệng cười nói vui vẻ: "Tôi làm nghề này đã lâu rồi, ở đây khó tìm được việc làm nào ngoài việc lựa cá. Công việc không có thời gian cố định, chỉ làm theo con nước, nước lớn ghe, thuyền cặp bến thì mới làm. Bữa nào ít đem về nhà ăn hết, bữa nào nhiều đem ra chợ bán đổi vài kg gạo, chai nước mắm, sống lay lất qua ngày...".

Theo đó, bắt đầu từ ngày 8/12/2014, tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Sau 11 năm diễn ra, đây là lần thứ 2 Việt Nam được quyền đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này. Điều đặc biệt ở diễn đàn năm nay, hơn 700 đại biểu là lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn CNTT hàng đầu của gần 20 nền kinh tế châu Á và châu Đại Dương đã hướng trọng tâm chủ đề diễn đàn cho việc thảo luận các vấn đề ứng dụng của CNTT trong SX nông nghiệp, đặc biệt gắn với bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam đang tái cấu trúc mạnh mẽ.

Con ốc hương đã gắn bó với nông dân huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) nhiều năm nay và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đến vụ nuôi năm nay, trong khi nhiều người vui mừng vì đạt hiệu quả cao thì cũng có không ít hộ lâm vào cảnh thua lỗ do ốc chậm lớn, tỷ lệ hao hụt nhiều.

Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.