Thời tiết quá khắc nghiệt, cà phê rụng hàng loạt

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân cà phê rụng quả trên diện rộng ở Gia Lai là do điều kiện thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển của cây cũng như công tác chăm sóc bón phân và tưới nước.
Ngoài nguyên nhân nắng nóng kéo dài thì năm nay mùa mưa lại đến sớm, liên tiếp xảy ra hai cơn bão số 1 và 2 cùng với đợt áp thấp nhiệt đới khiến mưa kéo dài và tập trung làm cho cây cà phê quang hợp kém gây nên hiện tượng rụng quả sinh lý, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây thối cuống rụng quả.
Trước thực trạng cà phê rụng quả có chiều hướng diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần nhanh chóng tìm ra phương án tối ưu để phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Hàng năm, hiện tượng cà phê rụng quả không còn là vấn đề mới, song thực tế đặt ra là các nhà chuyên môn cũng như bà con nông dân vẫn lúng túng vì chưa có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hữu hiệu tình trạng này.
Ông Phan Văn Lang, người đã nhiều năm gắn bó với cây cà phê tại Gia Lai lo lắng cho biết, so với năm trước, năm nay tình trạng cà phê rụng quả xảy ra sớm hơn và tỷ lệ rụng cũng cao hơn. Mặc dù, đã tìm mọi cách, áp dụng đủ các biện pháp phòng chống nhưng vườn cà phê vẫn tiếp tục rụng quả khiến gia đình rất lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Sau Tết Nguyên đán, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội lại bắt tay vào mùa thu hoạch. Khác với sự rớt giá của các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, năm nay, người nuôi thủy sản có niềm vui riêng vì các loại sản phẩm đều được mùa, được giá.

Những ngày đầu tháng Giêng, đi dọc biển thuộc địa phận các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), chúng tôi được chứng kiến cảnh làng tôm giống vào mùa. Ống khói lò đun nước thi nhau nhả khói, Tiếng máy bơm, tiếng quạt thông gió… tạo nên một không khí khẩn trương của làng nghề trong những ngày đầu năm mới.

Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu.

Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.

“Mức độ thông luồng ổn định, giải quyết ách tắc tàu thuyền ra vào, ngư dân đánh bắt cá dễ dàng. Sau khi thông luồng, nhiều tàu vươn khơi đánh bắt và nhiều nhà đã kiếm được bạc tỷ. Lòng ai cũng vui!" - cụ Nguyễn Minh Anh, 69 tuổi, thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An cho biết.