Thời Tiết Khô Hạn Tại Đông Nam Á Đẩy Giá Cao Su Tăng

Sản lượng cao su của tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể sẽ giảm từ 6-8% do thời tiết mùa Đông năm nay (từ tháng Hai đến tháng Năm) sẽ khắc nghiệt.
Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRC) dự báo giá cao su tự nhiên có thể sẽ tăng trong bối cảnh thời tiết khô hạn đã làm giảm sản lượng cao su tại Đông Nam Á - khu vực trồng cao su chủ yếu của thế giới, trong khi nhu cầu đối với mặt hàng này đang tăng.
Thị trường cao su đã bắt đầu xu hướng giảm giá kể từ tháng 1/2014 do các quan ngại về khả năng đà tăng trưởng của Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới - sẽ chậm lại.
Tuy nhiên, hôm 6/2, giá của các hợp đồng tương lai về cao su tại Sở Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) đã tăng 12% so với mức thấp nhất trong 18 tháng qua do có những đồn đoán rằng hạn hán sẽ làm giảm nguồn cung cao su trên thế giới.
IRC dự báo năm 2014, sản lượng cao su của tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể sẽ giảm từ 6-8% do thời tiết mùa Đông năm nay (từ tháng Hai đến tháng Năm) sẽ khắc nghiệt. Nếu hiện tượng El Nino xảy ra, thời tiết có thể sẽ khắc nghiệt hơn và tác động tiêu cực tới sản lượng.
Ông Joel Widenor, Giám đốc phụ trách dịch vụ nông nghiệp của tập đoàn Commodity Weather Group, có trụ sở tại Maryland (Mỹ), nói trong 90 ngày qua, các khu vực ở miền Nam Thái Lan - nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới - đang trải qua giai đoạn thiếu mưa.
Trong khi đó, dự trữ cao su ở ba nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới này đang đứng ở mức thấp. Thái Lan, Indonesia và Malaysia hiện chiếm khoảng 70% nguồn cung cao su toàn cầu.
Về mặt cầu, nhu cầu tiêu thụ cao su có thể tăng do đà tăng trưởng kinh tế ở các nước nhập khẩu chủ chốt.
Trong phiên giao dịch ngày 19/3 tại TOCOM, giá cao su tự nhiên đứng ở mức 236 yen/kg (2.325 USD/tấn).
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.

Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.