Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.
Với quyết tâm dám nghĩ, dám làm anh đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi lợn thương phẩm. Ban đầu cầm trong tay số vốn ít ỏi mà bao năm gia đình tích góp được, anh nuôi với số lượng ít khoảng 10-12 con/lứa, lứa này kế tiếp lứa kia, trừ chi phí anh lãi được một số vốn kha khá. Lúc này anh bàn với vợ con dùng số tiền này để mua thêm lợn về nuôi.
Hiện nay trung bình mỗi lứa anh nuôi từ 30-40 con. Một năm anh nuôi đuợc 3 lứa lợn và thời gian nuôi từ 3-4 tháng là cho xuất chuồng. Anh Hải vui mừng nói: “một năm xuất chuồng được từ 4-5 tấn lợn hơi, trừ chi phí công cán gia đình tôi thu về khoảng 30 triệu/năm.” Biết đầu tư tính toán, học tập qua sách, báo, tài liệu và tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của xã.
Từ những kiến thức tiếp thu được, anh đã suy nghĩ chăn nuôi phải làm sao có lãi lên anh đã tận dụng tối đa chi phí trong chăn nuôi, anh đã tận dụng bã rượu, tận dụng nước “rác” của các nhà hàng, khánh sạn để làm thức ăn cho lợn. Ngày ngày 2 vợ chồng thay phiên nhau đi lấy rồi nấu thêm với cám cho lợn ăn. Lợn giống thì anh thường chọn những con thưa lông, mình dài, mông to… những con như vậy mới có “tướng lớn”.
Không phụ công người đàn lợn của anh cứ lớn nhanh, da dẻ hồng hào nên lợn của gia đình anh lúc nào cũng bán được giá rất cao. Không chỉ chăn nuôi mà anh còn mở thêm một cái quán nhỏ bán hàng tạp hóa để phục vụ bà con trong thôn, xóm và cũng là để tăng thu nhập thêm cho gia đình. Không bao lâu anh đã xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang cho vợ con, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
Tuy với quy mô nhỏ của anh Hải nhưng bằng nghị lực vượt khó của bản thân, anh Hải xứng đáng là tấm gương cho những nông dân dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Lập nghiệp bằng nghề nuôi lợn nâng cao thu nhập cho gia đình, gia đình anh được dánh giá là hộ sản xuất giỏi. Được nhiều người trong thôn xóm biết đến và học hỏi anh để thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) cho hay, Cục Giám sát kiểm dịch động thực vật - Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đã chấp thuận thêm 2 cơ sở đóng gói tôm sú sống và 21 cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc.

Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.

Đặc biệt trong tháng 9 vừa rồi, có tới 19.500 con bò Úc được nhập về khu vực quản lý của Cơ quan Thú y vùng VI, cao gấp hơn 2 lần so với tháng 8 (8.700 con). Như vậy, so với lượng bò Úc NK cả năm ngoái vào khu vực do Cơ quan Thú y vùng VI quản lý vào khoảng 66.000 con, thì lượng bò Úc đã NK trong 9 tháng qua, rõ ràng đã cao hơn hẳn.

Để tăng cường hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, tháng 11/2013, UBND TP.HCM đã kết hợp với Sở NN-PTNT, Công thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sau hội nghị, có thêm 33 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được kí kết giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ. Đến cuối tháng 9/2014, đã có 55 hợp đồng tiêu thụ được thực hiện.

Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.