Thoát Nghèo Từ Con Chim Cút

Nuôi chim cút ấp trứng không chỉ giúp gia đình chị Phạm Thị Kim Điệp (ấp Phước Tân 2, xã Tân Hưng, TP.Bà Rịa) thoát nghèo mà còn vươn lên làm, giàu, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Chị Phạm Thị Kim Điệp cho biết, năm 1990, hai vợ chồng chị về Bà Rịa lập nghiệp. Lúc bấy giờ, cả hai vợ chồng đều là nhân viên Công ty Lâm sản xuất khẩu Bà Rịa, đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải sinh hoạt trong gia đình. Khi những đứa con ra đời, cuộc sống gia đình chị càng thêm khó khăn.
“Chúng tôi phải chắt chiu từng đồng, không dám ăn, dám mặc mà vẫn thiếu trước hụt sau, nghĩ tới cảnh nghèo mà rơi nước mắt” - chị Phạm Thị Kim Điệp nhớ lại.
Không an phận với cái nghèo, năm 2000, thấy việc nuôi chim cút lấy trứng, chưa nhiều người làm, chị Điệp bàn với chồng mạnh dạn vay vốn để “thử vận may”. Chạy vạy khắp nơi vay được 200 triệu đồng, vợ chồng chị Điệp bắt tay vào xây dựng chuồng trại và mua được 10.000 con cút giống. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm, đàn chim cút của gia đình chị Điệp đẻ trứng ít nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
Đã vậy, có những thời điểm dịch bệnh bùng phát, giá trứng giảm, chi phí thức ăn tăng cao…, khó khăn đó khiến gia đình chị tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng không nản chí, vợ chồng chị Điệp kiên trì học hỏi tích cực tìm tòi tích lũy kinh nghiệm chăm sóc chim cút. Nhờ đó, đàn chim ngày càng khỏe mạnh, ít bệnh và cho sản lượng trứng đều hơn. Thu nhập ngày càng nâng cao, kinh tế gia đình chị Điệp ổn định dần.
Chị Điệp chia sẻ, ưu thế nổi trội của chim cút là liên tục cho trứng trong vòng 7 tháng. Sau khoảng thời gian trên, năng suất trứng sụt giảm. Khi đó, chim được bán cho các nhà hàng để ăn thịt với giá 9.000 - 12.000 đồng/con và thay thế đàn chim hậu bị khác.
Theo chị Điệp, điều quan trọng nhất khi chăm sóc chim cút là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, bảo đảm đủ ánh sáng, nhằm tạo môi trường sống tốt cho chim. Đồng thời, chú ý các bệnh theo thời tiếtđể khống chế dịch bệnh.
Hiện nay, gia đình chị Điệp không những nuôi cút để bán trứng lạt, mà còn cho ấp để lấy trứng cút lộn. Thị trường chủ yếu của gia đình chị Điệp là TP.Bà Rịa và thị trấn Long Hải (huyện Long Điền). Với số lượng đàn từ 10.000 – 12.000 con chim cút, mỗi tháng gia đình chị Điệp thu được hàng trăm ngàn quả trứng, với giá 70.000 đồng/100 quả, sau khi trừ chi phí, gia đình chị Điệp lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình chị Điệp còn sẵn sàng giúp các hộ muốn nuôi chim cút về kinh nghiệm chăn nuôi, khi họ đến tham quan học hỏi về cách chăn nuôi chim cút của mình.
Năm 2013, chị Phạm Thị Kim Điệp đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo” và đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh năm 2008 – 2013” do Hội Nông dân tỉnh tặng.
Có thể bạn quan tâm

Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc vẫn luôn là một nỗi quan tâm lớn của các cấp chính quyền địa phương. Đa phần cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trong đó nhiều hộ thiếu ý thức vươn lên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Song, một thực tế phải nhìn nhận là có rất nhiều người dân tộc đầy nghị lực, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện khó khăn nhất tỉnh, đã và đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ. Huyện Mường Ảng hiện có 9 xã và 1 thị trấn, trong đó 8 xã đặc biệt khó khăn (vùng III); 1 xã vùng II; thị trấn Mường Ảng (vùng I).

Nếu 60 năm trước, cả dân tộc góp gạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ để nuôi quân đánh giặc và sau giải phóng Điện Biên, hàng năm, người dân khu vực lòng chảo Điện Biên vẫn được nhận gạo cứu đói của Nhà nước; thì nay, cánh đồng Mường Thanh đã làm ra đủ gạo cho khu vực lòng chảo Điện Biên và chất lượng gạo xếp ngang hàng với gạo Tám xoan Hải Hậu (Nam Định) và được nhiều khách du lịch chọn làm quà sau những ngày có mặt ở Điện Biên.

Hiện tỉnh Bình Ðịnh có 1.433 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ đã được trang bị máy thông tin liên lạc HF tầm xa, đạt 52% so với tổng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ của tỉnh.