Thoát Nghèo Nhờ Trồng Rau Má

Thời gian gần đây, nhiều nông dân thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả để áp dụng nhiều mô hình mới. Trong đó, trồng rau má là mô hình được nhiều nông dân thực hiện.
Với diện tích chưa đến 1.000m2, trung bình mỗi tháng, người trồng rau má thu nhập từ gần 1 triệu đồng. Giá của rau má không bấp bênh như nhiều loại mặt hàng nông sản khác. Hiện nay, giá mỗi ki-lô-gam rau má được thương lái vào tận vườn thu mua từ 10.000 - 15.000 đồng.
Những hộ trồng rau má cho biết, rau má không đòi hỏi nhiều công chăm sóc cũng như ít sử dụng phân thuốc so với các loại nông sản khác. Tuy nhiên, cần chú ý đến điều kiện thời tiết, nhất là vào mùa mưa người trồng rau phải khai thông rãnh thoát nước, nếu không rau má sẽ ngập úng và chết.
Anh Đinh Văn Hiệu (thị trấn Châu Hưng) chia sẻ: “Trước khi trồng rau má, gia đình tôi đã trồng nhiều loại cây khác, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi trồng rau má đến nay, thu nhập rất ổn định”. Anh Hiệu có hơn 1 công đất trồng rau má. Mỗi ngày anh thu hoạch từ 20 - 30kg. Nhờ biết cách chăm sóc nên rẫy rau má của anh phát triển rất tốt.
Nhiều hộ trước đây thuộc diện nghèo, nhưng nhờ áp dụng mô hình này nên đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Một trong số đó là hộ anh Phạm Văn Thới (thị trấn Châu Hưng). Gia đình anh Thới không đất sản xuất nên phải thuê 1 công đất để trồng rẫy. Điệp khúc “trúng mùa - mất giá” năm nào anh cũng gặp phải, nên sau mỗi vụ anh cũng chẳng còn lãi bao nhiêu.
Thấy mô hình trồng rau má của bà con trong xóm cho thu nhập ổn định nên anh Thới làm theo. Anh cải tạo lại miếng đất trước nhà trồng dưa không hiệu quả để trồng rau má. Từ vài chục mét vuông trồng thử ban đầu, anh Thới đã mở rộng lên 800m2, cho thu hoạch ổn định từ 10 - 15kg/ngày. Anh Thới tâm sự: “Từ khi trồng rau má đến nay, cuộc sống của gia đình tôi ổn định hơn trước rất nhiều”.
Rau má là loại rau dễ trồng, có thể cho thu hoạch quanh năm. Vì ít sử dụng phân thuốc nên rau má là loại rau sạch được nhiều người ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Theo hợp đồng đã ký kết, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh chịu trách nhiệm đóng 3 tàu cá bằng vỏ thép cho 3 ngư dân, mỗi tàu dài 25 m, rộng 7,2m với công suất máy chính 880 CV nhãn hiệu Doosan của Hàn Quốc, tổng trị giá 14,835 tỉ đồng. Trong vòng 120 ngày, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh sẽ hoàn thành và bàn giao tàu cá cho ngư dân.

Cty cũng đã giải quyết chế độ chính sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 147 tỷ đồng; giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc lương cho 798 người; phòng hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Lâm Đồng là tỉnh đạt khá trong xây dựng NTM. Đáng lưu ý, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về NNCNC, có thể nói là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về NNCNC hiện nay.

Đối với các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy, đơn vị hỗ trợ cho mượn mì giống, mượn vốn để SX; đến khi nông dân thu hoạch, Cty sẽ bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý theo giá thị trường. BDSTAR cũng đã cam kết thực hiện ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Anh Huỳnh Bửu Hiệp, chủ vựa xoài Hiệp Dân, cho biết: “Hiện tại, nhu cầu nhập xoài từ Trung Quốc đang tăng mạnh. Các loại xoài xuất sang thị trường này chủ yếu như Thanh Ca, Úc, Đài Loan, keo, trong đó, xoài Thanh Ca và keo là mặt hàng chủ lực”.