Thoát Nghèo Nhờ Trồng Nấm

Cách đây gần 15 năm về trước, khi ra riêng anh Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (32 tuổi) ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chỉ có đôi bàn tay trắng ngoài miếng đất nhỏ cất nhà lá ở tạm.
Đôi vợ chồng phải đi làm nhiều nghề kiếm cơm từng bữa. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, chị Mai cùng mẹ chồng nhổ gốc rạ về làm nguồn nguyên liệu để trồng nấm rơm. Ban đầu, chị chỉ trồng vài luống nhỏ, lẻ bỏ mối ở chợ với số lượng trên 10 kg nấm/ngày. Nhận thấy mô hình này có triển vọng phát triển nên anh, chị học tập tham quan học thêm kinh nghiệm ở bạn bè và đầu tư phát triển nghề trồng rơm.
Do không có đất nên gia đình thuê nền đất trồng nấm nhiều nơi trong huyện và các huyện lân cận. Tùy theo mùa mà anh thuê đất để trồng nấm, đối với mùa nắng, anh chọn nền đất gần mé sông, mùa mưa chọn đất có nền cao cặp lộ. Để dễ vận chuyển nguyên liệu và bán nấm, miễn sao phải là nơi có nguồn nước tốt và kín gió, không có gió chướng, lốc xoáy.
Nguồn rơm cho mỗi điểm thực hiện hàng năm khoảng 20-30 tấn rơm (nguồn rơm nếp thì càng tốt vì cho năng suất cao). Kinh nghiệm để cho năng suất rơm cao là rơm phải se chặt, luống cách luống khoảng 1,2 tấc, bề ngang luống 1,2 tấc, cao 1,5 tấc.
Bình quân mỗi năm anh làm khoảng 5 điểm. Mỗi điểm khoảng 20-30 tấn rơm bán, năng suất nấm thu hoạch bình quân 2-3 tấn, bán với giá mùa nghịch 30.000 đồng/kg, mùa thuận trên 15.000 đồng/kg. Qua thời gian trồng nấm trên 2 tháng, sau khi trừ chi phí anh chị thu lời khoảng 15-20 triệu đồng
Chính từ sự vượt khó và chịu học tập kinh nghiệm, gia đình anh Nguyễn Văn Dũng đã vươn lên sản xuất thành công bằng nghề trồng nấm và tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động nông nhàn tại địa phương. Từ thành quả đó, nhiều năm liền anh được tuyên dương và nhận giấy khen khen ngợi thành tích sản xuất giỏi và còn là “địa chỉ” trao đổi học tập kinh nghiệm trồng nấm của nhiều người.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay, cụm từ “trông chờ, ỷ lại” thường được gán cho nông dân một cách áp đặt khi nói về nguyên nhân của tư duy sản xuất lạc hậu, trì trệ, kém phát triển; trong khi điều mà họ cần là một định hướng phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để làm “điểm tựa” chứ không hoàn toàn là sự hỗ trợ mang tính “mùa vụ”. Khắc phục điểm yếu này, Hội Nông dân tỉnh đang triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hội viên bằng phương pháp “Cầm tay chỉ việc”.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp (NN) của huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất NN theo hướng hàng hóa; huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đưa máy móc vào sản xuất, chế biến nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ăn phải thịt heo có tồn dư chất tạo nạc sẽ bị ngộ độc, lâu dài có thể gây biến chứng ung thư.

Những năm qua, huyện Phụng Hiệp tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.

Giá khoai tây Đà Lạt vài ngày gần đây tăng vọt lên 15.000 đồng/kg nhưng không có hàng để bán, tạo điều kiện cho khoai Trung Quốc tràn về thế chỗ