Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu
Ngày đăng: 12/01/2012

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

Mấy năm nay gia đình anh Luân nhờ trồng hoa màu mà thoát nghèo và anh Luân có thời gian tham gia công tác ở ấp”, Ông Nguyễn Thành Tâm, Trưởng ấp 17 cho biết.

Ông Luân quê ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, vào định cư ở ấp 17, xã Khánh Thuận đã hơn 20 năm nay. Trước kia, nơi đây thuộc Công ty Lâm nghiệp Sông Trẹm quản lý. Cũng như nhiều hộ khác, ở quê không đất sản xuất nên khi đến đây ông Luân được cấp đất ở và đất sản xuất.

Do không có vốn, phải tự khai phá vùng rừng rậm thành đất sản xuất nên những năm đầu cuộc sống gia đình ông rất cơ cực. Không nản chí, ông cùng gia đình quyết bám trụ lại vùng đất mới này để ổn định cuộc sốngBan đầu, thu nhập từ mấy công đất ruộng không đủ để nuôi gia đình gần chục miệng ăn. Thấy bờ kinh xáng bỏ không, ông thử trồng dưa leo. Vụ đầu do chưa có kinh nghiệm nên chỉ gỡ lại được vốn. Vụ dưa thứ hai đã đem về cho gia đình ông chút lãi kha khá.
Từ đó đến nay, ông Luân tiếp tục trồng hoa màu và thu nhập mỗi năm trên 40 triệu đồng. Một năm ông Luân trồng nhiều vụ hoa màu như: dưa leo, bắp, khổ qua và đu đủ. Ông Luân tiết lộ kinh nghiệm: “Trồng hoa màu phải luân phiên theo vụ.

Nếu trồng một thứ hoài đất sẽ bị bạc màu và nhiễm sâu bệnh. Trồng luân phiên như vậy, vừa cải tạo đất vừa hạn chế sâu bệnh gây hại”.

Hiện nay, mỗi ngày ông Luân thu hoạch vụ dưa leo, thu về khoảng 500.000 đồng. Ông dự tính sẽ tiếp tục trồng khổ qua sau vụ dưa leo này bằng màng phủ nông nghiệp.

Ông Luân hiện còn là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 17. Ông được phân công giúp đỡ 2 hộ nghèo trong ấp. Ông Luân tâm sự: “Cùng cảnh ngộ như trước đây nên khi vận động bà con rất dễ đồng cảm. Từ mặc cảm cái nghèo, những hộ này đã chí thú làm ăn bằng nhiều nghề. Hiện nay 2 hộ này đã có cuộc sống ổn định”.

Từ nghèo khó, phấn đấu thoát nghèo và giờ đây là Chi hội trưởng nông dân, ông Luân vẫn còn nhiều dự định mở rộng mô hình sản xuất như: thí điểm sản xuất bằng giống lúa cấp xác nhận, phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân trong ấp./


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

06/08/2015
Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

06/08/2015
Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

06/08/2015
Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

06/08/2015
Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu Gà nội lép vế trước gà nhập khẩu

Giá gà nhập khẩu vào các siêu thị rẻ, lượng nhập lớn, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi cao, nhiều rủi ro trong dịch bệnh là nguyên nhân khiến người nuôi gà theo mô hình trang trại, gà công nghiệp trong tỉnh Nghệ An đang bị “lép vế”.

06/08/2015