Thoát Nghèo Nhờ Trồng Dưa Leo

Những năm gần đây nông dân ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chẳng hạn như mô hình trồng dưa leo của anh Võ Văn Đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp gia đình anh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Dưa leo là giống cây dễ trồng, năng suất cao và việc tiêu thụ khá thuận lợi. Được trồng chuyên canh 3 - 4 vụ/năm, với 3 công trồng dưa leo, vụ nào gia đình anh Đông cũng có lợi nhuận từ 20 - 30 triệu đồng. Theo anh, yếu tố trồng dưa leo thành công là phải nắm vững kỹ thuật, bón phân cân đối, hợp lý, phòng trừ sâu bệnh tốt và gieo trồng ở mật độ thích hợp.
Sau mỗi vụ thu hoạch, công việc làm đất là rất quan trọng, phải dọn sạch cỏ dại, cây trồng tàn dư, gom hết thân lá phơi đốt phòng trừ dịch bệnh về sau. Thời gian cải tạo đất từ 1 - 2 tháng để đất lấy độ phì và phải bón phân chuồng, phân khoáng trước khi gieo trồng vài ngày.
Ruộng dưa leo của anh, mỗi luống rộng từ 1-1,2 m, cao 30 cm, rãnh rộng từ 25-30 cm. Anh cho biết thêm, đặc tính của dưa leo là chịu ánh sáng, do đó hạt phải gieo thành 2 hàng trên luống, gốc nọ cách gốc kia 40 cm.
Các gốc trên 2 hàng phải bố trí (gieo trồng) so le nhau để chúng tận dụng được ánh sáng mặt trời, quan trọng là phải trải nilon phủ kín, chỉ khoét lỗ tròn (đường kính từ 4 -5 cm) đủ để cây phát triển, mục dích là để giữ được độ ẩm tốt cho đất và không cho cỏ mọc.
Đến khi cây có khoảng 3 - 4 lá thì làm giàn cho dây leo. Để dưa leo sinh trưởng và phát triển mạnh, phải tưới nước thường xuyên, bón phân đầy đủ cho cây theo từng đợt, bón vôi trước rồi đến các loại phân hóa học… Cũng như các loại cây trồng khác, dưa leo cũng bị các dịch bệnh như bọ trĩ, rệp dưa, sâu vẽ bùa, thối rễ, vàng lá… do đó phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 1.
Dưa leo phát triển khoảng 38 - 40 ngày thì thu hoạch. Anh Đông chia sẻ kinh nghiệm: Phải thu hoạch đúng thời điểm, đừng để trái già quá chất lượng giảm, thương lái không mua, nếu trái non quá thì giảm năng suất. Bình quân 3.000 m2 trồng dưa leo của anh Đông, mỗi ngày thu hoạch được 100 kg dưa leo, thương lái đến tận nhà thu mua với giá từ 6.000 - 8.000 đồng/kg.
Theo anh, trừ chi phí, mỗi vụ gia đình anh thu lãi từ 20 - 30 triệu đồng. Còn nếu tính chung hằng năm anh thu lãi từ 80 - 120 triệu đồng. Nhờ đó mà gia đình anh Đông không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, có điều kiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống.
Ông Cao Tấn Ngoãn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Lợi A cho biết, trước đây gia đình anh Đông thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống khó khăn. Nhưng nhờ trồng dưa leo mà gia đình anh đã thoát nghèo. Anh không những chịu khó làm ăn, vươn lên thoát nghèo mà còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt với người khác để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế ven biển để giúp nhân dân sớm an cư lạc nghiệp, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh mãng cầu xiêm với diện tích hơn 650ha trên vũng đất nhiễm mặn, tại huyện cù lao Tân Phú Đông, thuộc hạ lưu sông Tiền.

Ðến nay, nông dân Hoài Nhơn đã thu hoạch được 4.800 ha lúa Hè Thu, đạt gần 90% diện tích kế hoạch. Mặc dù gặp khó khăn về thời tiết, sâu bệnh..., nhưng nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chống hạn cũng như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa đạt trên 60 tạ/ha, cao hơn gần 0,5 tạ/ha so với cùng vụ năm trước.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) đang đổi mới từng ngày. Ðó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Vụ mùa và vụ 3 năm nay, toàn huyện Phù Cát đã gieo sạ 3.350 ha lúa, đạt 93% diện tích kế hoạch; trong đó có hơn 2.650 ha lúa sạ vụ 3 và gần 700 ha lúa gieo khô. Bà con nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc, bảo đảm nguồn nước tưới nên cây lúa phát triển khá tốt. Song đáng lo ngại là sâu bệnh đang phát sinh gây hại mạnh, nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng đang phát sinh với mật độ cao từ 3.000 đến 5.000 con/m2, cục bộ có nơi lên đến 10.000 - 20.000 con/m2, gây hại nặng trên lúa vụ 3 giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 đang bùng phát tại một số địa phương, gây nguy hiểm tới sức khỏe người dân, ngày 8.9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu các địa phương có dịch cúm gia cầm tái phát chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người.