Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3

Theo phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, toàn huyện đã có gần 1.300 ha lúa bị nhiễm rầy, trong đó có hơn 400 ha nhiễm rầy với mật độ cao, hơn 350 ha nhiễm rầy mật độ trung bình. Hầu hết ở các xã đều có diện tích lúa bị nhiễm rầy, tập trung nhiều ở các xã: Cát Hanh 525 ha, Cát Tân 125 ha, Cát Lâm 110 ha…
Để hạn chế thiệt hại do rầy gây ra trên lúa vụ 3, Trạm BVTV huyện đã tích cực phối hợp với các địa phương hướng dẫn nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và phun thuốc dập diệt rầy. Nông dân đã dùng các loại thuốc đặc trị rầy như: Map Arrow 420 WP; hoặc CHESS 50WWG… phun kịp thời, một số diện tích nhiễm rầy nặng đã được phun thuốc 2 - 3 lần.
Nhờ đó diện tích lúa nhiễm rầy đã được khống chế, không để tiếp tục lây lan. Hiện các địa phương trong huyện đang tích cực hướng dẫn nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và kịp thời xử lý sâu bệnh, nhằm bảo vệ tốt lúa vụ 3.
Có thể bạn quan tâm

Tiền thực hành chi cho một học viên chỉ 6.000 đồng/buổi học, nên không ít lớp học nghề cho lao động nông thôn phải học… chay.

Dù Bộ NNPTNT đã có Quyết định về kế hoạch sản xuất giống lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2014 – 2015, nhưng đến nay việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa vẫn còn bỏ ngỏ, dẫn tới tình trạng khó kiểm soát giống lúa tại các địa phương.

Hiện, anh Tuấn đang nuôi theo 2hình thức xoay vòng trên nên tháng nào cũng cho thu hoạch. Trung bình mỗi tháng xuất bán 7 - 8 tấn trai, với giá bán 17.000 đồng/kg, doanh thu 20 triệu đồng/tháng; lãi hơn 200 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí.

“Tình trạng buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả, chất bảo quản trong thịt gia súc đang là vấn đề ‘nóng,’ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thực phẩm quốc tế.

Cuối tuần trước, công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm) xuất khẩu lô trứng muối đầu tiên vào thị trường Brunei.