Thoát Nghèo Nhờ Trồng Bông Thiên Lý

Gia sản chỉ có 2 công đất rẫy nên cuộc sống gia đình ông Thạch Vươl (58 tuổi, ngụ ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) luôn luẩn quẩn trong vòng nghèo khó. Năm 2013, một người em sống ở TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn trồng cây thiên lý để bán bông. Và nhờ đó, gia đình ông Vươl thoát nghèo.
Ông Thạch Vươl mua 40 gốc thiên lý về trồng, đến 4 tháng sau thì bông nở rộ. Cứ 3 ngày ông Vươl lại hái một lần, mỗi lần gần 3 kg. Trung bình, mỗi ki-lô-gam bông thiên lý có giá từ 30.000 - 40.000 đồng. Năm 2013, bông thiên lý đem lại cho ông thu nhập trên 50 triệu đồng.
Thấy nguồn lợi từ bông thiên lý khá ổn, ông Vươl liền tách nhánh nhân rộng lên 100 gốc. Cách 3 ngày thì ông thu hoạch được 10 kg bông. Để có nguồn tiêu thụ liên tục, ông chủ động bỏ mối cho thương lái ở các chợ. Nhờ vậy, gia đình ông tạo được nguồn thu ổn định và chỉ trong thời gian ngắn đã vươn lên thoát nghèo.
Ông Thạch Vươl chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng cây màu, song giá cả bấp bênh lại phải tốn nhiều công chăm sóc. Có lúc giá quá thấp nên tôi đành phải nhổ bỏ. Từ ngày chuyển sang trồng thiên lý, cuộc sống gia đình tôi dần ổn định. Thiên lý rất dễ trồng, ít sâu hại. Chỉ cần đắp giồng cao, làm giàn cho cây leo, tưới phân và nước đúng theo liều lượng thì cây sẽ cho bông quanh năm”.
Bông thiên lý chứa nhiều dinh dưỡng, được nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống đặt mua, nên giá cả ổn định hơn các loại hoa màu khác. Trồng bông thiên lý được xem là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả dành cho những hộ nông dân ít đất.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trước, nông dân ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh chú trọng đưa cây dưa hấu mùa nghịch trên đất giồng cát để tăng thu nhập. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá dưa hấu bấp bênh, đầu ra không ổn định, nên một số nông dân ở đây chuyển đổi sang trồng củ cải trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân trong mùa nghịch.
Vận động bà con nông dân đưa ruộng đất vào sản xuất mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã được tỉnh nhà tích cực thực hiện.
Tại huyện Hồng Ngự, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kết hợp với Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức hội thảo đánh giá thí nghiệm các giống lúa ngắn ngày, chịu nhiệt độ cao, chống chịu sâu bệnh và chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Khoai lang là loại cây dễ trồng, vốn đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Tuy nhiên, trong thực tế những năm qua, người trồng khoai lang ở xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh vẫn không an tâm bởi giá đầu ra của loại nông sản này rất bấp bênh. Trong khi đó, địa phương chưa tìm ra được loại cây trồng nào thích hợp để thay thế cho cây khoai lang trong mùa vụ hiện nay.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa kết thúc gần 2 tháng kiểm tra 12 cơ sở sản xuất cây giống phục vụ cho chương trình tái canh cà phê ở Lâm Đồng. Theo đó, Chi cục đã kiểm tra hơn 1,5 triệu cây giống cà phê đều không phát hiện sâu hại; chỉ xuất hiện các loại bệnh thán thư, đốm mắt cua ở mức độ nhẹ. Đồng thời, Chi cục đã tiến hành lấy 21 mẫu rễ và 21 mẫu đất để phân tích.