Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát nghèo nhờ nuôi tằm

Thoát nghèo nhờ nuôi tằm
Ngày đăng: 01/07/2015

Bà Lưỡng cho biết: “Từ khi chuyển sang nghề trồng dâu nuôi tằm, gia đình tôi đỡ vất vả hơn. Vì gia đình không có công lao động, nên trong vòng hơn 1 tháng, gia đình nuôi xoay vòng nhanh bằng cách nuôi gối đầu (xen kẽ) từ 2 đến 4 hộp tằm con. Thời gian tiếp tục nuôi tằm con khoảng 18 ngày là cho ra kén”.

Theo bà Lưỡng, so với trồng cà phê thì nghề trồng dâu nuôi tằm nhàn hơn rất nhiều; chi phí đầu tư ít; không đòi hỏi nhiều công chăm sóc; việc hái dâu rất nhẹ nhàng, phù hợp với người phụ nữ sức yếu và hàng tháng lại có thu nhập ổn định. Còn cà phê, mỗi năm chỉ thu một lần, nên thường gặp nhiều khó khăn trong việc chi tiêu sinh hoạt của gia đình.

Qua chuyến đi tham quan mô hình nuôi tằm ở xã Tân Hội (Đức Trọng), năm 2013, bà đã chuyển đổi dần diện tích dâu cũ sang trồng giống dâu S7CB; đầu tư 2 giàn sàng để nuôi tằm với chi phí 7 triệu đồng và là người đầu tiên ở xã Gia Hiệp áp dụng phương pháp nuôi tằm trên sàng. “Trước đây, nuôi tằm bằng nong rất vất vả. Mỗi khi cho ăn phải khiêng xuống, khiêng lên và cách 2 ngày phải thay phân cho tằm một lần. Còn từ khi nuôi tằm trên giàn sàng, từ khi tằm ăn rỗi (tuổi 4) cho đến khi chín và lên né thì mới thay phân, nên đỡ tốn công và việc cho tằm ăn cũng thuận tiện hơn” - bà Nguyễn Thị Lưỡng nói. Với cách nuôi gối đầu, chỉ hơn 1 tháng, gia đình bà Lưỡng nuôi được 4 hộp tằm con và cho ra 2 tạ kén. Hiện, trên thị trường giá kén tằm trên 100.000 đồng/kg thì hàng tháng, gia đình bà Lưỡng cũng có thu nhập trên 20 triệu đồng.

Trong thời gian tới, bà Lưỡng dự tính, nếu dâu nhiều gia đình bà sẽ nuôi (gối đầu) lên 6 hộp tằm/tháng; đồng thời, trồng hơn 200 gốc hồ tiêu xen vào vườn dâu để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng đã có cuộc sống khá lên từng ngày và không còn cảnh nghèo khó phải đi làm thuê, làm mướn như trước đây.

Ông K’Xuyên, nhân viên khuyến nông xã Gia Hiệp, nhận xét: “Là một hộ nuôi tằm lâu năm và nhờ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương; bên cạnh đó, biết học hỏi, áp dụng kỹ thuật mới trong việc nuôi tằm... nên đến nay, kinh tế của gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng đã phát triển khá ổn định”.


Có thể bạn quan tâm

Mở Rộng Quy Mô Sản Xuất Mở Rộng Quy Mô Sản Xuất

Theo Hội Nông dân TP.Sa Đéc, Dự án trồng hoa kiểng do Trung ương Hội Nông dân đầu tư đã giải ngân cho 50 hộ dân trồng hoa, mỗi hộ từ 10 đến 20 triệu đồng. Với số vốn vay được, nhiều hộ đã đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa kiểng, có nguồn vốn mua thêm nguyên, vật liệu sản xuất.

19/11/2014
Thành Phố Sa Đéc Cần Đẩy Mạnh Liên Kết Vùng Để Phát Triển Thành Phố Sa Đéc Cần Đẩy Mạnh Liên Kết Vùng Để Phát Triển

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương tại tỉnh Đồng Tháp do Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với TP.Sa Đéc về các nội dung phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2014 và định hướng phát triển thành phố hoa của địa phương trong thời gian tới.

19/11/2014
Thu Hoạch Dưa Hấu Vụ Thu Đông Năm 2014 Thu Hoạch Dưa Hấu Vụ Thu Đông Năm 2014

Hiện nay, nông dân thị trấn Tràm Chim, các xã Phú Thọ, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp (huyện Tam Nông) bắt đầu thu hoạch dưa hấu vụ thu đông năm 2014 với tổng diện tích 80ha, giá bán từ 7.000 -10.000 đồng/kg.

19/11/2014
Bồi Dưỡng Kiến Thức Về Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Cho Cán Bộ Chủ Chốt Bồi Dưỡng Kiến Thức Về Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Cho Cán Bộ Chủ Chốt

Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.

19/11/2014
Tam Nông Triển Khai Dự Án Sản Xuất Lúa Sạch - Tôm Càng Xanh Theo Quy Trình VietGAP Tam Nông Triển Khai Dự Án Sản Xuất Lúa Sạch - Tôm Càng Xanh Theo Quy Trình VietGAP

Qua triển khai, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông Lê Hoàng Nam đánh giá cao triển vọng của dự án, đồng thời yêu cầu Công ty và Hợp tác xã tôm càng xanh thống nhất về thời gian xuống giống; UBND xã Phú Thành B tăng cường tuyên truyền để bà con đăng ký tham gia nhiều hơn; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án...

19/11/2014