Thoát nghèo nhờ nuôi tằm

Bà Lưỡng cho biết: “Từ khi chuyển sang nghề trồng dâu nuôi tằm, gia đình tôi đỡ vất vả hơn. Vì gia đình không có công lao động, nên trong vòng hơn 1 tháng, gia đình nuôi xoay vòng nhanh bằng cách nuôi gối đầu (xen kẽ) từ 2 đến 4 hộp tằm con. Thời gian tiếp tục nuôi tằm con khoảng 18 ngày là cho ra kén”.
Theo bà Lưỡng, so với trồng cà phê thì nghề trồng dâu nuôi tằm nhàn hơn rất nhiều; chi phí đầu tư ít; không đòi hỏi nhiều công chăm sóc; việc hái dâu rất nhẹ nhàng, phù hợp với người phụ nữ sức yếu và hàng tháng lại có thu nhập ổn định. Còn cà phê, mỗi năm chỉ thu một lần, nên thường gặp nhiều khó khăn trong việc chi tiêu sinh hoạt của gia đình.
Qua chuyến đi tham quan mô hình nuôi tằm ở xã Tân Hội (Đức Trọng), năm 2013, bà đã chuyển đổi dần diện tích dâu cũ sang trồng giống dâu S7CB; đầu tư 2 giàn sàng để nuôi tằm với chi phí 7 triệu đồng và là người đầu tiên ở xã Gia Hiệp áp dụng phương pháp nuôi tằm trên sàng. “Trước đây, nuôi tằm bằng nong rất vất vả. Mỗi khi cho ăn phải khiêng xuống, khiêng lên và cách 2 ngày phải thay phân cho tằm một lần. Còn từ khi nuôi tằm trên giàn sàng, từ khi tằm ăn rỗi (tuổi 4) cho đến khi chín và lên né thì mới thay phân, nên đỡ tốn công và việc cho tằm ăn cũng thuận tiện hơn” - bà Nguyễn Thị Lưỡng nói. Với cách nuôi gối đầu, chỉ hơn 1 tháng, gia đình bà Lưỡng nuôi được 4 hộp tằm con và cho ra 2 tạ kén. Hiện, trên thị trường giá kén tằm trên 100.000 đồng/kg thì hàng tháng, gia đình bà Lưỡng cũng có thu nhập trên 20 triệu đồng.
Trong thời gian tới, bà Lưỡng dự tính, nếu dâu nhiều gia đình bà sẽ nuôi (gối đầu) lên 6 hộp tằm/tháng; đồng thời, trồng hơn 200 gốc hồ tiêu xen vào vườn dâu để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng đã có cuộc sống khá lên từng ngày và không còn cảnh nghèo khó phải đi làm thuê, làm mướn như trước đây.
Ông K’Xuyên, nhân viên khuyến nông xã Gia Hiệp, nhận xét: “Là một hộ nuôi tằm lâu năm và nhờ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương; bên cạnh đó, biết học hỏi, áp dụng kỹ thuật mới trong việc nuôi tằm... nên đến nay, kinh tế của gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng đã phát triển khá ổn định”.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp người dân chủ động phòng, chống rét cho gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí làm 1.000 chuồng nuôi nhốt gia súc cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Vừa qua, tại Đầm Hà (Quảng Ninh), Đoàn Thanh niên Sở NN&PTNT phối hợp với Đoàn Thanh niên Khối các Cơ quan tỉnh và Huyện Đoàn Đầm Hà tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà ri an toàn sinh học tại xã Quảng Lợi.

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – KH&ĐT) - cho biết: Nếu như cách đây 15 năm, vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư FDI thì 3 năm trở lại đây, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 0,5% tổng vốn đầu tư. Mặc dù, trong chính sách thu hút FDI, đây được coi là lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Đến hết tháng 9-2014, trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 407 trang trại và gia trại, trong đó có 62 trang trại đạt tiêu chí, giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động với mức thu nhập bình quân từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Tổng giá trị thu được từ mô hình kinh tế trang trại hàng năm trên địa bàn toàn huyện đạt gần 200 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 4,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tại hầu hết các thị trường kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ đều tăng, trong đó Hoa Kỳ và Nhật Bản có mức tăng trưởng cao nhất, lần lượt là 14,41% và 23,71% so với cùng kỳ năm 2013.