Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong
Ngày đăng: 26/05/2014

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Qua câu chuyện được biết: Anh Hải sinh ra ở làng quê nghèo thuộc tỉnh Thái Bình, nhà có đông anh em nên gặp nhiều khó khăn. Năm 1986, anh Đào Xuân Hải lên huyện Điện Biên lập nghiệp. Mặc dù, trải qua nhiều nghề để kiếm sống, nhưng cái đói, cái nghèo chẳng chịu buông tha.

Năm 2009, được bạn bè giới thiệu, tham quan một số mô hình nuôi ong và cho vay vốn 20 triệu đồng, anh đầu tư 20 thùng nuôi ong. Ban đầu, cũng rất khó vì thiếu kinh nghiệm chăm sóc, thiếu thuốc điều trị khi ong bị bệnh nên chết hàng loạt.

Theo anh Hải, ong hay chết vào mùa đông, bay và chia đàn vào mùa hè nên rất khó kiểm soát được số lượng đàn. Khó khăn không nản, ngoài học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè và tham gia các lớp tập huấn nuôi ong do Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện tổ chức, anh Hải mày mò rút ra được kinh nghiệm cho mình.

Sau một thời gian áp dụng vốn kiến thức đã học vào thực tế, anh nhận biết được thời điểm nào ong chuẩn bị chia đàn, kịp thời xử lý những tổ ong bay… Đến nay, gia đình anh Hải có 60 thùng ong, mỗi năm cho thu hoạch 2 lần vào tháng 3 và tháng 12; trừ chi phí ban đầu, gia đình anh thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Anh Hải cho biết thêm, trong thời gian tới anh sẽ mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm từ 140 - 150 thùng ong.

Ngoài nuôi ong lấy mật, gia đình anh Hải còn trồng gần 1ha sắn, đào ao thả cá tăng thêm thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/năm. Với tổng thu nhập gần 80 triệu đồng/năm, gia đình anh Hải đã xây dựng được ngôi nhà 2 tầng khang trang, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Không những là điển hình về phát triển kinh tế, anh Hải còn là người rất nhiệt tình khi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm nuôi ong cho các hội viên khác trong xã. Nhiều gia đình trong xã sau khi được anh giúp đỡ đã từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc song.


Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

18/10/2015
Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường

Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.

18/10/2015
Cơ hội và thách thức cho thủy sản Cơ hội và thách thức cho thủy sản

TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng và kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên. Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của thế kỷ 21 dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các DN XK thủy sản.

18/10/2015
Thành công từ nuôi rắn hổ vện Thành công từ nuôi rắn hổ vện

Từ nhỏ đã đam mê rắn nên năm 27 tuổi, anh Nguyễn Hàn Phong quyết định thực hiện ước mơ nuôi rắn của mình. Theo anh, khi đã đủ độ chín trong suy nghĩ thì mới kiên trì với nghề mình chọn, dù thất bại hay thành công.

18/10/2015
Thu mua đọt mía làm thức ăn chăn nuôi Thu mua đọt mía làm thức ăn chăn nuôi

Một công ty chuyên SX chế biến thức ăn chăn nuôi có 100% vốn nước ngoài ở tỉnh Long An đã đặt vấn đề thu mua 3.000 tấn đọt mía để đưa vào làm nguyên liệu chế biến TĂCN.

18/10/2015