Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường

Theo Sở Công thương, xuất khẩu thủy sản trong 9 tháng năm 2015 giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng chậm, sự cạnh tranh gay gắt làm cho giá thủy sản xuất khẩu liên tục giảm.
Ngoài ra, biến động tỷ giá USD cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vì đa số doanh nghiệp đều sử dụng đồng USD để thanh toán.
Cùng với đó, một số thị trường tiêu thụ thực hiện nhiều chính sách kiểm tra gắt gao, những rào cản kỹ thuật thương mại cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Mặt khác, nguồn cung cùng mặt hàng ở các nước như Thái Lan, Ấn Độ… đang tăng, giá thành lại rẻ hơn con tôm Việt Nam nên đã dần “soán ngôi” con tôm Việt Nam, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người nuôi tôm trong nước.
Công ty Minh Bạch - TX. Giá Rai.
Trước những khó khăn trên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh phải tổ chức lại sản xuất, chế biến và lựa chọn các mặt hàng thế mạnh để xuất khẩu.
Đơn cử như Công ty Cổ phần thủy sản Minh Hải - chuyên sản xuất mặt hàng tôm sú nhiều năm qua.
Do nguồn tôm sú bấp bênh và cạnh tranh gay gắt nên công ty quyết định chuyển qua chế biến, xuất khẩu tôm thẻ.
Nhờ đó, nguồn nguyên liệu đủ đáp ứng quanh năm và đơn hàng cũng ổn định hơn.
Năm 2015, do thị trường xuất khẩu tôm cạnh tranh quyết liệt, nên sản lượng tôm xuất khẩu của công ty trong 9 tháng qua giảm hơn 20% so với dự toán.
Song, với kinh nghiệm vững chãi trên thương trường nên công ty vẫn duy trì được thị trường truyền thống và tăng cường xuất khẩu vào thị trường mới như Úc, Nga…
Không nằm ngoài những khó khăn chung trong việc xuất khẩu con tôm, nhưng nhờ có cách làm riêng nên Công ty Cổ phần chế biến xuất khẩu Âu Vững luôn tăng trưởng ổn định.
Bà Âu Ngọc Vững, Giám đốc công ty cho biết: “Nhờ nắm chặt diễn biến thị trường và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng nên công ty luôn có những quyết sách phù hợp trong kinh doanh.
Năm nay, để chủ động nguồn tôm nguyên liệu sạch, công ty liên kết với Công ty Cổ phần Việt Úc (Bạc Liêu).
Loại tôm này đảm bảo chất lượng, màu sắc đẹp hơn tôm Thái Lan và Ấn Độ.
Dù giá tôm siêu thâm canh cao hơn thị trường 15.000 - 20.000 đồng/kg, nhưng tôi vẫn chấp nhận.
Tuy lãi ít nhưng làm hài lòng đối tác, qua đó còn nâng tầm vị thế cho con tôm Việt Nam”.
Trước những cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh cần năng cao năng lực quản lý, chủ động hơn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất nhiều mặt hàng, thực hiện đúng đơn hàng, “nói không với tôm tạp chất”.
Đồng thời giữ vững thị trường truyền thống và phát triển mạnh xuất khẩu thủy sản sang các thị trường có mức tăng trưởng tiêu dùng cao và ưa thích thủy sản Việt Nam…
Để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể tăng trưởng ổn định và vươn xa hơn, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ doanh nghiệp nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất.
Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tăng xuất khẩu vào các thị trường mới…
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ người trồng cam Hàm Yên với nhiều chương trình bán hàng tăng cường, giúp người trồng cam gia tăng tiêu thụ sản phẩm qua kênh siêu thị. Cụ thể, năm 2013, Hệ thống siêu thị Big C đã tiêu thụ được 350 tấn cam trên các siêu thị thuộc khu vực miền Bắc và Trung.

Phát triển cây thanh long của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn các huyện trồng thanh long, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo ông Lư Hồ Bi (thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa) nhẩm tính: “ Gia đình tôi trồng trên hai sào đất (2.000m2) thu hoạch được khoảng 14 - 15 triệu đồng (giá bình quân 10.000đ – 12.000đ/kg), sau khi trừ chi phí lợi nhuận còn lại khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng, so với lúa cao gấp 2 lần. Có thời điểm giá 1 kg gương sen lên 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ cao hơn”.

Năm 1989, 10 anh em của anh Tài góp vốn đóng tàu 200 CV. Sau 4 năm khai thác hiệu quả ở ngư trường Trường Sa, các anh lại góp vốn đóng thêm chiếc tàu 400CV. Hiện tàu này cũng đang hoạt động ở Trường Sa. Trong năm nay, khi biết Nhà nước có chủ trương cho vay đóng tàu trên 400CV, các anh bàn nhau lập dự án vay đóng tàu 700CV.

Đến giữa tháng 11/2014, tổng dư nợ của Agribank Phan Thiết đạt gần 647 tỷ đồng. Trong đó có 16,623 tỷ đồng được 81 khách hàng vay để đánh bắt xa bờ, làm dịch vụ nghề cá…; 13,873 tỷ đồng được 79 khách hàng vay để đóng tàu từ 170 - 400cv, 1 tàu chuyên đánh bắt xa bờ 420cv và 1 tàu hậu cần nghề cá công suất 650cv.