Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Gà Giỏi

Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.
Chị Trà, vợ anh Hùng, cho biết: “Trung bình mỗi ngày đàn gà đẻ 1.000 trứng, cứ 5 ngày tôi cho vào lò ấp một đợt, đến khi gà con nở ra thì bán. Với giá 9.000 đồng/con gà giống như hiện nay, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng lãi khoảng 15 triệu đồng”. Anh Hùng chia sẻ thêm: “Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn gà, nếu thấy con nào có biểu hiện khác thường thì bắt nhốt riêng để tìm cách xử lý. Hàng ngày phải vệ sinh, xử lý chất thải; phun thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ. Bên cạnh đó, cần tiêm vắc xin, bổ sung vitamin và khoáng chất từ 2-3 lần/tuần vào khẩu phần thức ăn của gà. Có như vậy gà mới đẻ trứng đều đặn, khi ấp nở gà con khỏe, đảm bảo chất lượng thì người mua mới ưa chuộng”.
Anh Hùng còn đầu tư nuôi 15 con heo thịt/lứa, xuất bán 2 lứa/năm. Kết hợp nuôi gà và heo, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng. Anh Hùng tâm sự: “Mấy năm gần đây gia đình tôi thu nhập cũng khá, xây được nhà ở khang trang, có điều kiện lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Sắp tới, tôi sẽ đầu tư cơ sở vật chất để nuôi thêm khoảng 1.000 con gà đẻ nữa”.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế từ nuôi gà của anh Hùng, ông Võ Thành Nhẫn, Phó Chủ tịch UBND xã Tây An, cho biết: “Với quyết tâm thoát nghèo, vợ chồng anh Hùng đã có hướng đi đúng và đã thành công, có được cơ ngơi vững vàng. Chính quyền xã luôn khuyến khích người dân mở những trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm như anh Hùng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương”.
Có thể bạn quan tâm

Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung: Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m2) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40% lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1 khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón. Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).

Khoảng tháng chạp, tháng giêng, nguồn cá giống bống tượng và cá sặc bổi từ khai thác tự nhiên khá nhiều, cũng là lúc những hộ dân có thâm niên nghề sản xuất cá giống bước vào vụ mới. Nhiều người nuôi hiện đã rất thành công trong việc nuôi cá bống tượng kết hợp với nuôi cá sặc bổi.

Sả là một trong những gia vị phổ biến nhất ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan. Cũng giống như gừng, nghệ, tỏi, sả không những được dùng để tăng thêm sự đậm đà và ngon miệng cho món ăn, nó còn được dùng như thuốc để điều trị. Dưới đây chúng ta cùng khám phá những tác dụng vô cùng độc đáo của loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn này.

Bất ổn trước hết là ở chỗ nhiều giống lúa có sự gia tăng đột biến về diện tích ở nhiều địa phương. Các giống IR50404, OM576 chiếm tỷ lệ rất cao tại nhiều tỉnh như: Đồng Tháp 43,6%, Trà Vinh: 40%, Tiền Giang: 31%, Vĩnh Long: 30 %, An Giang: 27%, Hậu Giang 20%. Giống lúa thơm Jasmine 85 cũng chiếm đến 40 % tại Cần Thơ, khoảng 20 % tại Tiền Giang...

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp thì nhu cầu sản phẩm rau quả sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên hiện người sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn này đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Bởi các sản phẩm VietGAP chưa có nhãn hiệu (logo) khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.