Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Xen Canh Ở Quảng Ngãi

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Xen Canh Ở Quảng Ngãi
Ngày đăng: 09/04/2013

Nhiều năm trở lại đây các mô hình thâm canh, xen canh ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Trong đó, mô hình trồng mì xen quế, mì xen keo đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Minh Long (Quảng Ngãi).

Đi dọc theo con đường dẫn về xã Long Môn vào những ngày cuối tháng 3, hai bên sườn đồi đồng bào Hrê đang tập trung thu hoạch mì, keo và quế được trồng xen canh với nhau. Đang lúi húi vác từng bó quế vừa mới lột vỏ để kịp cân cho thương lái, ông Đinh Văn La ở thôn Làng Trê, xã Long Môn hồ hởi nói: "Thu hoạch lứa mì xong rồi, giờ đến lúc thu hoạch quế. Trồng mì xen quế đem lại thu nhập cao hơn là chỉ trồng riêng mỗi cây quế. Vì cây quế sau gần 10 năm mới cho thu hoạch nên nếu chỉ trồng mỗi cây quế không thì phí đất và lâu có tiền lắm. Đợt này, tính thu nhập cả mì, cả quế, tôi cũng kiếm được hơn trăm triệu đồng đấy".

Nhờ chăm chỉ làm ăn và luôn tìm tòi những cách làm kinh tế mới đã giúp gia đình ông có cuộc sống đủ đầy hơn, con cái được ăn học đàng hoàng. Hiện con gái lớn ông La đang là sinh viên Trường đại học Y dược Hà Nội, còn đứa con trai thì đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Ông La bảo: "Đời mình bám núi bám rừng khổ rồi nên phải để cho con cái nó học kiếm cái chữ. Có như thế sau này nó mới không còn khổ như mình nữa".

Còn ông Đinh Tiên ở thôn Làng Trê phấn khởi nói: "Cây mì trồng theo cây keo, cây quế có thu nhập lắm. Quế, keo, mì gì bữa nay bán cũng được giá hết. Hiện nay 1kg vỏ quế tươi bán được 8.000 đồng, lại bán được cả cành, vỏ và thân quế. Thân cây quế được thu mua với giá từ 30.000 - 50.000 đồng/cây. Như vậy, tính trung bình một cây quế cũng kiếm được từ 300.000 đến 500.000 đồng chứ không ít đâu. Đó là chưa kể thu nhập thêm lứa mì cũng được khá tiền. Chỉ cần có đất trong tay lại biết chịu khó làm ăn là mình không thể đói được".

Mặc dù hiện nay không phải bất cứ cánh rừng nào ở Minh Long cũng đều thực hiện mô hình trồng mì xen keo hoặc mì xen quế. Tuy nhiên, những hộ đã trồng đều cho hiệu quả kinh tế cao. Điều này cho thấy, người dân vùng cao cũng đã tìm ra được những cách làm kinh tế mới để tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Ông Nguyễn Văn Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã Long Môn cho biết: Mô hình trồng mì xen keo, mì xen quế lâu nay đồng bào mình đã áp dụng và thực sự đem lại nguồn thu khá cho người dân. Bởi cây keo và cây quế là hai loại cây có thời gian thu hoạch lâu. Do đó nếu trồng xen canh cây mì sẽ cho thêm một khoản thu nhập mà không sợ ảnh hưởng đến cây trồng chính. Ngoài ra, cây mì và cây keo là hai loại cây lâu nay có giá tương đối ổn định nên bà con có thể an tâm sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Trình Diễn Ương Cá Tra Cải Thiện Di Truyền, Kết Quả Chưa Khả Quan Trình Diễn Ương Cá Tra Cải Thiện Di Truyền, Kết Quả Chưa Khả Quan

Được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Miền Nam hỗ trợ 1.000 con cá tra giống bố mẹ để thực hiện chương trình cải thiện di truyền đàn cá tra địa phương, sau thời gian nuôi, anh Đặng Văn Thoại ở xã Tân Phước (Lai Vung - Đồng Tháp) đã cho ra những mẻ cá tra bột đầu tiên.

17/12/2013
Thuyết Phục Nông Dân Bằng Mô Hình Mới Thuyết Phục Nông Dân Bằng Mô Hình Mới

Dự án Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống triển khai tại 2 xã Minh Sơn và Đà Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã mang lại hiệu quả cao gấp 4-5 lần phương pháp truyền thống.

17/12/2013
Bạc Liêu Tràn Lan Thuốc Thủy Sản Kém Chất Lượng Bạc Liêu Tràn Lan Thuốc Thủy Sản Kém Chất Lượng

Theo Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, có đến 50% mẫu thuốc thủy sản được kiểm tra từ đầu năm đến nay không đảm bảo chất lượng.

17/12/2013
“Cơn Lốc”... Tôm Chân Trắng “Cơn Lốc”... Tôm Chân Trắng

Giá tôm thẻ chân trắng năm 2013 tại ĐBSCL, đặc biệt ở Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng… chạm mốc kỷ lục 200.000 đ/kg. Người nuôi tôm lời hàng trăm triệu đồng chỉ sau 3 tháng thả nuôi. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng.

17/12/2013
Phát Triển Đàn Bò Thịt Chất Lượng Cao Bằng Phương Pháp Thụ Tinh Nhân Tạo Phát Triển Đàn Bò Thịt Chất Lượng Cao Bằng Phương Pháp Thụ Tinh Nhân Tạo

Mục tiêu của Dự án là cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt tại Bến Tre nhằm đưa cơ cấu giống bò thịt chất lượng cao từ 3% (năm 2010) lên 15% (năm 2015), góp phần làm thay đổi cơ cấu giống bò, hình thành ngành sản xuất chăn nuôi bò thịt.

17/12/2013