Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi

Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà vườn đồi
Ngày đăng: 11/05/2015

Dẫn chúng tôi vào xem vườn thả gà với trên 1000 con đang lớn lên từng ngày, anh Hoan kể, trước đây gia đình anh là hộ nghèo. Sức khỏe có nhưng loay hoay với bài toán xóa đói giảm nghèo đâu có dễ. Năm 2013, Sở Lao động tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình giảm nghèo, anh được cấp 150 con gà giống. Sau 3 tháng nuôi, xuất bán, anh thu được một khoản lãi. Theo anh tính toán, 1 năm nuôi 3 lứa, thu nhập cũng dần được nâng lên và gia đình anh thoát nghèo vào năm 2013.

Năm 2014, Trạm Khuyến Nông huyện Định Hóa triển khai mô hình nuôi gà thả vườn tại 2 xã Đồng Thịnh và Bảo Cường với quy mô 9 hộ tham gia. Gia đình anh được tin tưởng giao nuôi 700 con gà mía. Sau 3 tháng nuôi, gà phát triển nhanh, không có dịch bệnh. Thời điểm đó, gà được giá nên trừ chi phí cám bã, thuốc thú y và công chăm sóc, 700 con gà mía của anh cho lãi trên 20 triệu đồng.

Với kinh nghiệm đã có, anh Hoan đã mạnh dạn nâng quy mô đàn lên trên 1000 con gà. Có thời điểm một lứa anh nuôi 3000 con. Lứa gà anh Hoan đang nuôi khi xuất bán ước trọng lượng đạt 2,5 kg/con. Giống gà mía cho thịt ngon và chắc nên bán được giá cao hơn, từ 70 nghìn đồng/kg, hoạch toán kinh tế khi bán hết lứa gà 1000 con, anh thu về khoảng 30 triệu đồng tiền lãi.

Anh Hoan chia sẻ, do gia đình có diện tích chăn thả rộng nên gà khỏe mạnh, chỉ cần đảm bảo máng ăn, nước uống đầy đủ là gà có thể tự do phát triển. Cách nuôi gà cũng rất đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Gà con từ 1 đến 2 tháng tuổi cho ăn 100% cám công nghiệp và trước khi bán cho ăn với tỷ lệ 1 cám +1 ngô đảm bảo thịt gà chắc và thơm ngon. Nhờ được cán bộ Trạm Khuyến nông trực tiếp xuống tư vấn, hỗ trợ kiến thức phòng bệnh nên đàn gà nhà anh phát triển ổn định, không bị dịch bệnh.

Với ý chí vươn lên tự học hỏi, cùng sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, mô hình nuôi gà vườn đồi của gia đình anh Triệu Văn Hoan là một điển hình về phát triển chăn nuôi thoát nghèo, đem lại thu nhập khá cho hộ gia đình. Từ đó, khuyến khích người dân trong vùng học tập, mạnh dạn đầu từ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện


Có thể bạn quan tâm

Trồng phật phủ đầu tư tiền chục, thu về bạc trăm Trồng phật phủ đầu tư tiền chục, thu về bạc trăm

Bình quân mỗi cây phật phủ sẽ cho 40 - 50 trái đối với cây 1 năm tuổi và nếu chăm sóc tốt hơn cây cho trái nhiều hơn, đẹp hơn. Phật thủ chỉ bán trái chứ không bán ký. Mỗi trái dao động từ 120.000 đồng - 150.000 đồng/trái (tùy theo trái lớn, nhỏ).

12/10/2015
Cốm Mễ Trì thơm ngon được làm công phu thế nào Cốm Mễ Trì thơm ngon được làm công phu thế nào

Hạt lúa non sau khi rang trên chảo gang đúc được đưa vào cối giã. ‎Trung bình giã và sàng sảy từ 5 – 8 lần mới thành cốm. Hạt cốm ngon phải có màu xanh, hạt dẹt, thơm, dẻo, ăn có vị ngọt ngậy.

12/10/2015
Xuất khẩu nông, thủy sản vẫn khó khăn Xuất khẩu nông, thủy sản vẫn khó khăn

Việc nhiều nước, trong đó có những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Brazil, Ấn Độ, Indonesia hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu đã khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp khó, nhất là hàng nông, thủy sản.

13/10/2015
Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón Cần rà soát toàn diện thị trường phân bón

Tính đến tháng 9/2015, đã có hơn 1.000 sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy. Với số lượng sản phẩm lớn như vậy, việc kiểm soát, kiểm tra mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn.

13/10/2015
Hùng Vương chuyển hướng chăn nuôi heo với dự án 2.000 tỷ Hùng Vương chuyển hướng chăn nuôi heo với dự án 2.000 tỷ

Giải thích lý do đầu tư trong thời điểm ngành chăn nuôi chịu sức ép cạnh tranh rất lớn khi Việt Nam tham gia TPP, ông Dương Ngọc Minh cho rằng, nếu đầu tư bài bản và giá thành thấp hơn thì không có gì phải lo ngại.

13/10/2015